Logo
VIÊM PHỔI DO VI RÚT

VIÊM PHỔI DO VI RÚT

Viêm phổi do nhiễm khuẩn có thể do các tác nhân như vi trùng, vi rút hoặc nấm gây ra. Viêm phổi do vi rút là loại viêm phổi thường gặp đứng thứ hai, sau viêm phổi do vi trùng. Tuy nhiên bệnh viêm phổi do vi rút sẽ khó điều trị hơn bởi vì chưa có nhiều loại thuốc chống các chủng vi rút. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),30% trường hợp viêm phổi ở người lớn và trẻ em xảy ra do nhiễm vi rút.

 

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tố Như – Chuyên gia Nội hô hấp Bệnh viện ĐHYD Shing Mark.

1.    Triệu chứng của viêm phổi do vi rút

-            Ho khan

-            Sốt

-            Ớn lạnh

-           Thở hụt hơi

-           Đau ngực khi hít thở, khi ho

-           Thở nhanh

Khi khám: Có thể nghe ran nổ ở phổi ở giai đoạn viêm phổi

2.    Các loại vi rút thường gặp gây viêm phổi

-          Ở người lớn :Vi rút cúm A, cúm B là nguyên nhân thường gặp

-           Vi rút hợp bào hô hấp -Respiratory syncytial vi rút (RSV): thường gặp ở trẻ nhỏ (nhủ nhi tới 1 tuổi và trẻ em)

-           SARS-CoV-2, hay còn gọi là COVID-19

-           Rhinoviruses, viruses á cúm, adenoviruses

-           Một số vi rút khác: herpes simplex, sởi, thủy đậu.

3.    Bệnh viêm phổi do vi rút lây truyền qua đường nào?

Vi rút gây viêm phổi bay trong không khí dưới dạng các giọt chất lỏng sau khi ai đó hắt hơi hoặc ho. Những chất lỏng này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi hoặc miệng.

Đối với trường hợp viêm phổi do vi rút, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:

-           Tiếp xúc gần người bệnh khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi

-           Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt

4.    Chẩn đoán Viêm phổi do Vi rút

Nhằm xác định bạn có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thói quen hút thuốc lá, người trong gia đình, hàng xóm, cơ quan, nhà trẻ, trường học có ai bị bệnh hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi phổi của bạn bằng thiết bị y tế, và chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm như sau:

-         Xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang phổi. Hình ảnh tổn thương phổi trên phim không giúp phân biệt được viêm phổi do vi khuẩn hay do virus, cần có các xét nghiệm tìm vi khuẩn )

-         Phết họng tìm kháng nguyên , kháng thể cúm A, cúm B, Covid-19

-         PCR virus ( cúm A, cúm B, Covid-19)

Hình A: X quang ngực trước - sau

Bệnh nhân A, một người đàn ông khoảng 50 tuổi bị viêm phổi covid-19

Tổn thương dạng nốt kính mờ ở nhu mô phổi ( các mũi tên chỉ )

Hình B: Hình X-quang chụp trước sau

Giai đoạn trể hơn

Tổn thương đông đặc nhu môp phổi 2 bên ( các mũi tên chỉ )

(Nguồn:BMJ 2020; 370 doi: https://doi.org/10.1136/bmj.m2426 (Published 16 July 2020))

5.    Biến chứng của bệnh viêm phổi do vi rút

-            Suy hô hấp cấp;

-             Bội nhiễm thêm vi khuẩn gây viêm phổi do vi khuẩn trong hay sau khi nhiễm vi rút;

-             Tràn dịch màng phổi;

-              Suy đa cơ quan do nhiễm vi rút lan tỏa trong máu.

6.    Điều trị bệnh viêm phổi do vi rút như thế nào?

Trước khi viêm phổi do vi rút, thường người bệnh có giai đoạn ủ bệnh, tiếp theo bị viêm đường hô hấp trên do vi rút. Thuốc kháng sinh trị vi khuẩn không có hiệu quả cho điều trị viêm phổi do vi rút. Thuốc kháng vi rút được lựa chọn cho viêm phổi do vi rút:

-           Các loại thuốc như oseltamivir (Tamiflu),zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab) ngăn không cho vi rút cúm lây lan trong cơ thể người bệnh , nếu BN  bị nhiễm vi-rút cúm,.

-           Nếu RSV là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi thì kháng vi rút khác cần là ribavirin (Virazole).

-           Khi bị viêm phổi do vi rút, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần tăng cường nghỉ ngơi và uống đủ nước. Người bệnh cần uống nhiều nước khoảng 2 lít/ ngày

-           Các thuốc hạ sốt và giảm đau giúp người bệnh đở đau mình, mệt mỏi nhức đầu

-           Trong trường hợp nghiêm trọng, Người bệnh cần nhập viện để theo dõi sát tình trạng hô hấp.

-           Nhiễm Covid 19: hiện nay trên thế giới vẫn còn đang nghiên cứu.

7.    Phòng tránh viêm phổi do vi rút.

Viêm phổi do vi rút không thể phòng tránh hoàn toàn, nhưng thực hiện theo những phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp ngăn ngừa bệnh cúm cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

-           Rửa tay thường xuyên. Chà sạch chúng bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi bạn ăn hoặc chế biến thức ăn. Khi bạn ở những nơi công cộng, hãy sử dụng chất khử trùng.

-           Tiêm phòng cúm hàng năm vào đầu mùa cúm.

-           Tiêm phòng Covid- 19

-           Tiêm phòng thủy đậu, sởi

-           Tránh xa những người đang ho hoặc hắt hơi.

-           Cố gắng không chạm vào mắt, tai, mũi và miệng của bạn.

-           Không tụ tập vào những đám đông để tránh sự lây nhiễm từ những người đang ủ bệnh.

Bệnh viêm phổi do vi rút là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt với vi rút chủng mới COVID-19. Để phòng tránh các loại vi rút gây viêm phổi, bạn nên chích ngừa cúm hằng năm, với trẻ em cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện thể thao hợp lý. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm phổi bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

 -------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

-------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

Các tin khác