Logo
VÌ SAO PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

VÌ SAO PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú ở nữ giới. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc và khoảng 274.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung, phần lớn thuộc các nước đang phát triển ( 85%). Thế giới, cứ mỗi 2 phút có 01 người chết vì ung thư cổ tử cung, ở Châu Á Thái Bình Dương mỗi 4 phút có một người chết vì ung thư cổ tử cung. Theo dự đoán của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đến năm 2050, trên thế giới hàng năm có hơn 1 triệu trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước có hơn 13.500 ca mắc mới ung thư cổ tử cung; tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của ung thư cổ tử cung trên cả nước là 15,7/100.000 dân. Đây là số liệu của Dự án Phòng chống ung thư quốc gia của Việt Nam tổng kết sau 2 năm 2008 – 2010.

***ĐÂU LÀ THỦ PHẠM GÂY UNG THƯ?

Thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:
• Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người
• Dùng thuốc tránh thai kéo dài; Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá
• Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
• Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, C, acid folic, trái cây, rau tươi…)

***TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TA PHẢI LÀM GÌ?
Để tầm soát ung thư cổ tử cung cần phải khám phụ khoa định kỳ sáu tháng một lần cùng với phối hợp các biện pháp xét nghiệm sau:
• Phết tế bào cổ tử cung.
• Xét nghiệm tầm soát HPV.
• Quan sát cổ tử cung với acid acetic.

 

Các tin khác