Logo
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RỐI LOẠN TIÊU HÓA, NGỘ ĐỘC THỨC ĂN CHO TRẺ TRONG NHỮNG NGÀY TẾT

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RỐI LOẠN TIÊU HÓA, NGỘ ĐỘC THỨC ĂN CHO TRẺ TRONG NHỮNG NGÀY TẾT

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cha mẹ cần kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ tránh lạm dụng bánh kẹo, nước ngọt và đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc thức ăn lưu giữ lâu trong tủ lạnh

Trong những ngày Tết, chế độ ăn của trẻ thường bị thay đổi. Bánh kẹo, mứt tết, nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và lạm dụng trong ngày Tết. Một số thức ăn khác như thịt nguội, bánh chưng, bánh tét, đồ chiên rán,..chứa nhiều chất béo dẫn đến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn. 

-Nguyên nhân: do trẻ ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, chưa được nấu chín, bị ôi thiu hoặc bị nhiễm vi khuẩn và độc tố do vi khuẩn tiết ra.

-Triệu chứng khi trẻ bị RLTH và ngộ độc thức ăn : thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn:

+ Buồn nôn và nôn: trẻ thường buồn nôn và nôn sau khi ăn một thời gian ngắn. Dịch ói thường là thức ăn còn nguyên chưa được tiêu hóa. 

+ Đau bụng: trẻ thường đau ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn và có liên quan đến bữa ăn.

+ Tiêu chảy: trẻ đi tiêu phân lỏng > 3 lần trong ngày.

+ Chướng bụng: bụng trẻ căng hơn bình thường và trẻ có cảm giác mau no khi ăn.

+ Sốt

-Cách xử trí khi trẻ bị RLTH và ngộ độc thức ăn tại nhà:

+ Cho trẻ uống nhiều nước: nước chín, nước trái cây, nước ORS,… sau mỗi lần tiêu lỏng để tránh mất nước do nôn ói và tiêu chảy. Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt, nước có ga. 

+ Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt và sữa, bơ, phô mai. 

+ Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để tăng khả năng hấp thu.

+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu mất nước như li bì, mắt trũng, uống háo hức, tay chân lạnh hoặc trẻ nôn ói nhiều, ói ra máu hoặc dịch xanh, dịch vàng, tiêu chảy nhiều, phân nhầy máu, sốt cao.

-Cha mẹ nên làm thế nào để phòng ngừa RLTH và ngộ độc thức ăn cho trẻ ?

+ Kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ tránh lạm dụng bánh kẹo, nước ngọt và đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ.

+ Không nên cho trẻ ăn thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc thức ăn lưu giữ lâu trong tủ lạnh.

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ. 

+ Nên chế biến thức ăn đơn giản, không nên cho quá nhiều gia vị.

+ Duy trì bữa ăn đúng giờ, tránh nhồi nhét, ép trẻ ăn vội vàng.

+ Rửa sạch tay trẻ trước khi ăn.

Nếu bé có vấn đề về tiêu hoá, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở Y tế uy tín gần nhất. Tại Khoa Nhi - Bệnh viện ĐHYD Shing Mark với đội ngũ Y Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bé.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác