Logo
MỘT SỐ TÌNH TRẠNG THƯỜNG GẶP Ở NÚM VÚ CỦA MẸ BẦU SAU SANH.

MỘT SỐ TÌNH TRẠNG THƯỜNG GẶP Ở NÚM VÚ CỦA MẸ BẦU SAU SANH.

Các tình trạng trên chủ yếu liên quan đến khó khăn khi cho trẻ bú mẹ. Việc chẩn đoán và xử trí sớm các bất thường này rất quan trọng, giúp tạo niềm tin cho bà mẹ tiếp tục chấp nhận và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết này đề cập đến việc xử trí một số bất thường ở núm vú thời kỳ hậu sản.

Trong thời kỳ hậu sản, nhiều tình trạng bất thường có thể xảy ra tại tuyến vú. Các tình huống thường gặp bao gồm:

­         -   Núm vú phẳng, tụt vào trong.

­         -    Núm vú dài hoặc to.

­         -   Nứt và loét núm vú.

­         -   Cương tức tuyến vú.

­          -  Tắc ống dẫn sữa và viêm vú.

Các tình trạng trên chủ yếu liên quan đến khó khăn khi cho trẻ bú mẹ. Việc chẩn đoán và xử trí sớm các bất thường này rất quan trọng, giúp tạo niềm tin cho bà mẹ tiếp tục chấp nhận và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

Bài viết này đề cập đến việc xử trí một số bất thường ở núm vú thời kỳ hậu sản.

1.        Núm vú phẳng và bị tụt vào trong.

Đây là nguyên nhân phổ biến làm trẻ ngậm bắt vú kém. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng cương tức tuyến vú, tắc ống dẫn sữa, trẻ không bú mẹ và bà mẹ mất sữa… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bẩm sinh, mang thai, thói quen mặc áo ngực bó chặt. Tuy núm vú bị kéo ngược vào trong nhưng cấu trúc tuyến vú ở những trường hợp này hoàn toàn bình thường.

Điều trị.

Việc điều trị lúc mang thai có thể không có ích. Điều trị sớm sau sinh là rất quan trọng.

ü  Cách điều trị quan trong nhất là cho trẻ bú sớm và đúng cách. Cần cho trẻ tập bú mẹ sớm ngay sau sinh. Việc ngậm bắt vú có thể khó khăn trong trường hợp này nhưng nếu thực hiện kiên trì và đúng cách thì trẻ hoàn toàn bú được và núm vú sẽ được kéo ra dần. Bà mẹ có thể thay đổi tư thế, giữ vú sao cho trẻ ngậm bắt vú dễ dàng, dùng tay kích thích, kéo núm vú ra trước khi cho trẻ bú.

ü  Nếu 2 người chấp nhận, người chồng có thể bú vài lần để kéo núm vú ra.

ü  Sau một vài tuần trẻ vẫn chưa bú tốt, bà mẹ nên vắt sữa ra cho trẻ uống bằng thìa, đồng thời tiếp túc tập cho bé bú mẹ.

ü  Bà mẹ cũng có thể sử dụng bơm hút hoặc bơm tiêm để kéo núm vú ra. Bơm hút được chế tạo sẵn. Tuy nhiên nếu không có sẵn có thể dùng bơm tiêm. Hãy cắt bỏ đầu bơm tiêm, rút piston ra và đặt ngược qua đầu cắt, dùng phần cuối bơm tiêm đặt vào vị trí núm vú để hút và kéo núm vú ra.

2.        Nứt và loét núm vú.

Nứt và loét núm vú là những vết trợt mất niêm mạc xuất hiện trên núm vú. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do trẻ ngậm bắt vú không đúng. Các vết nứt tiến triển tạo thành những vết loét trợt niêm mạc của núm vú. Một nguyên nhân khác của loét núm vú là nhiễm nấm.

Điều trị.

ü  Điều quan trọng nhất là cần thay đổi cách ngậm bắt vú của trẻ. Tình trạng nứt núm vú chỉ là tạm thời và cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

ü  Nếu da vùng núm vú bị đỏ, bóng, dễ bong tróc, đau nhiều hoặc ngứa, loét thì nên xem xét việc điều trị nấm.

ü  Tránh dùng xà phòng, hóa chất bôi vào núm vú. Có thể dùng chính sữa mẹ để thoa lên vùng núm vú tổn thương.

Tóm lại, những bất thường về núm vú trong thời kỳ hậu sản chủ yếu liên quan đến việc trẻ ngậm bắt vú không đúng cách. Vì vậy điều trị quan trọng nhất là cải thiện cách ngậm bắt vú của trẻ và bà mẹ cần tin tưởng rằng trẻ sẽ bú mẹ được nếu kiên trì tập luyện đúng.

 

 

 

 

Các tin khác