Logo
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH

Mọi người bệnh đái tháo đường đều bị các biến chứng mãn do đường huyết tăng cao, tổn thương đến các cơ quan. Chính xác các biến chứng mãn đã gây tử vong và các bệnh nặng khác cho người đái tháo đường, cho dù có điều trị bằng các biện pháp mới. Một khi đã có biến chứng xảy ra, không thể quay trở lại bình thường, mà chỉ có thể làm chậm tiến triển nếu điều trị tích cực.


       I.            TẠI SAO TIỂU ĐƯỜNG LẠI RA BIẾN CHỨNG.

1.      Đường huyết tăng:

-                         Mặc dù đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng khi đường trong máu tăng quá cao so với giới hạn bình thường, theo thời gian sẽ làm tổn thương ở các môn theo cách:

-                         Làm hư các mạch máu nhỏ, điển hình là các mạch máu nuôi mắt, thận, thần kinh. Vì vậy các cơ quan này bị tổn thương do không được nuôi dưỡng tốt và được gọi là biến chứng mắt, thận, thần kinh do đái tháo đường.

-                         Làm chai (xơ vữa) các mạch máu lớn gây cao huyết áp, đồng thời làm giảm cung cấp máu đến các cơ quan như não, tim, hai chân,... .Bệnh nặng hơn khi các mạch máu này bị tắc.

-                         Đường huyết tăng quá cao cũng trực tiếp làm tổn thương đến các mô như dây thần kinh, thủy tinh thể ở mắt...

2.      Yếu tố di truyền, cơ địa của từng cá nhân: cùng một lượng đường huyết tăng cao nhưng có người bị nhiều, có người bị ít biến chứng.

3.      Yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, cao huyết áp, ít vận động, béo phì, chế độ ăn,... Làm nặng hoặc thúc đẩy nhanh các biến chứng mạch máu.

   II.            CÁC LOẠI BIẾN CHỨNG DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.

1.      Biến chứng mắt:

-                         Thường ít có ở bệnh nhân mắc đái tháo đường dưới 5 năm.

-                         Khoảng 25 % bệnh nhân mắc đái tháo đường 15 năm.

-                         Khoảng hơn năm mươi phần trăm bệnh nhân mắc đái tháo đường 20 năm.

-                         Tuy nhiên vì phần lớn bệnh nhân đái tháo đường phát hiện muộn, nên khi đến khám đã có biến chứng ở mắt. Viêm võng mạc do đái tháo đường:  xảy ra ở mạch mạch nhu võng mạc là nguyên nhân gây mụn thường gặp nhất ở tuổi 16 đến 64. Gồm:

+              Bệnh lý võng mạc không tăng sinh(*);

+              Bệnh lý võng mạc tăng sinh(**);

+              Không gây bất kỳ triệu chứng nào tại mắc trước khi trở nên nặng;

+              Tắt, giãn mao mạch → suất huyết → suất tiết: giảm thị lực nếu những bất thường trên xảy ra ở vùng trung tâm thị giác (hoàng điểm).

(*)Bệnh lý võng mạc không tăng sinh: rất thường gặp ở người đái tháo đường, khi phát triển nặng hơn sẽ thành bệnh lý võng mạc tăng sinh.

(**)Bệnh lý võng mạc tăng sinh:  Võng mạc mắt rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, do đó khi mạch máu bị tổn thương sẽ có hiện tượng tạo mạch máu mới (tân sinh mạch),máu có từng chỗ bị phòng lên (vi mạch lựu). Khi các tổn thương này nặng hơn, võng mạc bị bong ra và làm người bệnh bị mù.

-                         Đục thuỷ tinh thể (cừom khô):

+        Đục thuỷ tinh thể thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, thường xảy ra sớm hơn so với người bình thường, diễn tiến nhanh, thường bị cả hai mắt.

+        Các biến chứng mắt khác như: nhìn không rõ, loạn màu sắc, nhìn thấy hai hình, sụp mí (do tổn thương dây thần kinh đến cơ mắt),glaucome (cườm nước),mù (do viêm thần kinh thị giác),...

2.      Biến chứng thần kinh.

Biến chứng thần kinh xảy ra do tổn thương các dây thần kinh truyền thông tin đến và đi từ não và tủy sống.

Biến chứng thần kinh hiếm rất khi xuất hiện đối với đái tháo đường tuýp I nhưng lại có thể xuất hiện ngay lúc phát hiện ra chỗ đường tuýp II và tỷ lệ tăng dần theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường. Gồm có các triệu chứng sau:

a.      Đối với thần kinh cảm giác:

-                         Dị cảm: tê rát, cảm giác kiến bò, châm chít.

-                         Mất cảm giác đau, không nhận biết được vị trí ngón chân.

-                         Cảm thấy đau ở hai chân.

b.      Đối với thần kinh vận động: teo cơ chi, yếu liệt cơ.

c.      Đối với thần kinh tự động còn gọi là thần kinh tự chủ: hệ thần kinh tự động kiểm soát nhiều cơ quan do đó khi bị tổn thương sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau.

3.      Hệ tiêu hóa: thường gặp là tiêu chảy nôn ăn không tiêu.

4.      Hệ tim mạch: mạch nhanh hoặc chậm hơn bình thường, tụt huyết áp khi đang nằm mà ngồi dậy đột ngột, biến chứng này nguy hiểm dễ gây chết đột ngột. Toát mồ hôi từng chặp mà không phải do hạ đường huyết.

5.      Hệ tiết niệu: bí tiểu, bất lực.

-                         Bệnh lý, thần kinh cảm giác và vận động không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng góp phần gây tổn thương bàn chân nhiễm trùng hoặc do không được nhận biết sớm nhất (mất cảm giác bảo vệ và cảm giác nhận biết)

-                         Để tránh gây tổn thương chân, người bệnh đái tháo đường cần phải chăm sóc tốt như không đi giày quá chật, không đi chân đất, giữ bàn chân sạch khô mỗi ngày

-                         Khám bệnh và báo cho bác sĩ biết khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý thần kinh tự động.

6.      Biến chứng thận:

Diễn biến dần qua từng giai đoạn:

-                         Tiểu đạm: nước tiểu có prôtêin, lúc đầu chỉ có ít, khi bệnh nặng hơn lượng prôtêin trong nước cũng tăng lên.

-                         Phù hội chứng thận hư: lúc đầu chị phù mặt, khi bệnh nặng làm phù toàn thân. Phù là do lượng prôtêin trong máu bị mất nhiều qua nước tiểu.

-                         Suy thận mạn tiến triển: các yếu tố làm nặng hơn các biến chứng thận như cao huyết áp nhiễm, nhiễm trùng tiểu, chế độ ăn sai như quá nhiều chất đạm.

7.      Biến chứng mạch máu lớn:

Người đái tháo đường bị bệnh tim mạch nhiều hơn người bình thường gấp hai đến ba lần do xơ vữa động mạch. Do đó, bệnh đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Tổn thương mạch máu lớn đưa đến:  cao huyết áp, bệnh tim, não, mạch máu ngoại biên,…

a.      Biểu hiện ở tim: Cơn đau thắt ngực, dễ bị biến chứng cấp.

-                         Nhồi máu cơ tim, dễ bị suy tim. Người bệnh đái tháo đường có khi nhồi máu cơ tim nhưng không đau do dây thần kinh từ tim bị tổn thương.

b.      Biểu hiện ở não: Tai biến mạch máu não triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng.

Mạch máu ngoại biên: quan trọng nhất là mạch máu đến nuôi chân. Khoảng 25 % bệnh nhân đái tháo đường nằm viện do các biến chứng ở chân. 50 % bị đoạn chi không do chấn thương là do đái tháo đường.

-                         Chân lạnh;

-                         Đau cách hồi: đau chân khi đi và bớt khi ngồi nghỉ.

-                         Đau chân ở tư thế nằm;

-                         Hoại tử chân nếu bị tắc hoàn toàn, các ngón chân bị tím đen;

-                         Loét, nhiễm trùng chân: nặng hơn nếu bệnh nhân có viêm đa dây thần kinh ngoại biên.

-                         “bàn chân tiểu đường” là một vấn đề rất quan trọng vì thường gặp, do nhiều tổn thương phối hợp điều trị tốn kém thư đến toàn thế cuối cùng phải cắt cụt chân.

8.      Biến chứng nhiễm trùng:

-                        Phổi: lao phổi, viêm phổi ra,...;

-                        Da: nấm da, móng, viêm loét da;

-                        Loét chân;

-                        Viêm tai ngoài ác tính;

-                        Viêm túi mật khí thủng;

-                        Tiết niệu sinh dục: nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, nhất là khi có bí tiểu, viêm nhiễm do nấm vi trùng ở cơ quan sinh dục. Nhiễm trùng đặc biệt kiếm gặp chị thấy ở bệnh nhân đái tháo đường.

9.      Biến chứng xương khớp.

-                         Hạn chế cử động tay chân;

-                         Biến dạng bàn chân;

-                         Một số các bệnh lý xương khớp khác.

10. Biến chứng ở da: khoảng 30 % bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện ở da. Một số dạng tổn thương thường gặp như: xẩm màu ở chân, bóng nước.

11. Biến chứng khác: thống phong do tăng axít uric trong máu; tăng mỡ trong máu;...

III.            LÀM GÌ ĐỂ GIẢM CÁC BIẾN CHỨNG.

Bạn có thể phòng ngừa hoặc ít nhất làm chậm các biến chứng cho đái tháo đường bằng cách:

-                         Kiểm soát tốt đường huyết.

-                         Khám mắt định kỳ hàng năm

-                         Chăm sóc tốt bàn chân

-                         Theo dõi huyết áp

<span style="font-size: 9.0pt; mso-bidi-font-size: 13.0pt; line-height: 115%; font-family: 'Sylfaen','serif'; mso-fareast-font-family: Sylfaen; mso-bidi-font-family: Sylfaen; position: relative; top: 1.0pt; mso-text-raise: -1.0pt; letter-spacing: -

Các tin khác