Logo
BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? AI CÓ NGUY CƠ?

BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? AI CÓ NGUY CƠ?

Bs CKII Trần thị Bích Thủy - Chuyên Gia Nội Tiết
BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? AI CÓ NGUY CƠ?
 

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa phức tạp do nhiều nguyên nhân, có yếu tố đi truyền, không lây lan, được đặc trưng bởi sự tăng đường trong máu mãn tính. Tình trạng tăng đường máu mãn tính sẽ gây ra tổn thương ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh, tim, mạch máu.

CÓ MẤY LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

+ Đái tháo đường típ 1: thường xẩy ra ở người trẻ, do tụy không sản xuất Insulin do đó điều trị bằng Insulin là bắt buộc

+ Đái tháo đường típ 2: thường gặp nhất, trước đây thường ở người trên 40, nhưng hiện nay có thể gặp ở tuổi thanh thiếu niên, do insulin hoạt động không hiệu qủa và có thể kèm theo giảm tiết Insulin tùy theo giai đoạn bệnh. Điều trị chủ yếu bằng thuốc viên hạ đường huyết, tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh có những lúc cần điều trị với Insulin

+ Đái tháo đường thai kỳ: phát hiện đường huyết tăng vào quý 2 - 3 trong thời kỳ mang thai

+ Đái tháo đường dạng đặc biệt khác

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

+ Bạn có các triệu chứng gây ra do đường trong máu tăng cao, như: khát nước, tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mờ mắt, mệt mỏi, yếu sức.... các triệu chứng này thường gặp ở người bệnh Đái tháo đường típ 1.

+ Hoặc bạn không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc xét nghiệm vì bệnh khác như Cao huyết áp, chuẩn bị mổ mắt, vết thương lâu lành, ngứa, đau khớp, tê chân, bất lực ở nam giới...

Tốt hơn hết nên thử đường huyết định kỳ ở người trên 45 và những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường

KHI NÀO XÁC ĐỊNH BỊ BỆNH ĐTĐ?

Nếu 2 lần làm xét nghiệm Đường huyết cao. Đường huyết cao khi:

Đường huyết bất kỳ > 11mmolL/l (200mg/dl)

Đường huyết lúc đói (sáng, sau ăn 8 giờ qua đêm) > 7mmol/l (126mg/dl)

Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose > 11,Immol/I (200mg/dl) (còn gọi là nghiệm pháp dung nạp đường)

THẾ NÀO LÀ “TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”?

Bạn “được” chẩn đoán tiền ĐTĐ khi Đường huyết lúc đói của bạn trên mức bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán ĐTĐ, có thể dạng Rối loạn đường huyết đói hay Rối loạn dung nạp đường (chẩn đoán bằng test dung nạp glucose). Điều này có nghĩa là Bạn có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch, tuy nhiên nếu bạn giữ được cân nặng lý tưởng và tập luyện thể dục bạn có thể làm chậm hay ngăn ngừa bệnh ĐTĐ xuất hiện. Nên kiểm tra Đường huyết ít nhất mỗi năm 1 lần.

AI CÓ NGUY CƠ? KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG HUYẾT?

Xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ

Nguy cơ cao ĐT type 2 khi:

- Thừa cân, béo phì

- Có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không tập thể dục

- Có yếu tố di truyền như cha mẹ, anh chị em ruột, con... bị ĐTĐ

- Tăng huyết áp

- Tăng mỡ máu

- Tiền sử sản khoa như sinh con to, sẩy thai nhiều lần...

- Đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, rối loạn dung nạp đường...

- Trên 45 tuổi

- Nếu xét nghiệm bình thường nên thử lại sau I- 3năm

BỆNH ĐTĐ CẦN ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM VÌ:

- Bệnh đang gia tăng

- Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tàn phế.

- Điều trị tốn kém và khó hồi phục một khi đã có các biến chứng

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - “SÁT THỦ THẦM LẶNG”!

------------------

Hotline: 02513.988.888

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

Website: http://shingmarkhospital.com.vn/

 

 

 

Các tin khác