Logo

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa cận lâm sàng có chức năng: thực hiện công tác Giám sát, kiểm tra đôn đốc các khoa, phòng thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn; khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, trang thiết bị y tế; giặt là đồ vải y tế và giám sát (quan trắc),xử lý môi trường buồng bệnh, chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện

 

I. Diễn giải Định biên nhân sự năm 2021:

- Trưởng khoa:                          01

- Điều dưỡng trưởng:                01

- Điều dưỡng phó:                     01

- Tổ Hành chính giám sát:     01

- Tổ Khử khuẩn – tiệt khuẩn (CSSD):6

* NV Khu dơ:                            03

* NV Khu sạch:                         02

* NV Lưu trữ:                            01

- Tổ Quản lý chất thải, môi trường: 01

- Bộ phận tổng vụ:                   40

+ NV Quản lý:                          01

+ Tổ Quản lý chất thải, vệ sinh môi trường bệnh viện: 34

* NV Vệ sinh ngoại cảnh, cây xanh: 3

* NV Vệ sinh nội viện: 31

+ Tổ Giặt ủi:                             05

Tổng cộng:                                51       

 

II. Nhiệm vụ cụ thể:

DIỄN GIẢI SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA KSNK

1.      Trưởng khoa:

-         Tham mưu cho giám đốc về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn;

-         Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện;

-         Xây dựng các quy trình, quy định và hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn;

-         Đề xuất kế hoạch mua sắm, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị, vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ công tác KSNK trong toàn đơn vị.

-         Tổ chức, chỉ đạo nhân viên trong khoa thực hiện tốt các nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện;

-         Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện và đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.

-         Phối hợp các khoa, phòng có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình KSNK;

-         Tập huấn kiến thức và kỹ năng KSNK cho NVYT, các nhân viên, các đơn vị hợp tác liên quan trong bệnh viện, học sinh, sinh viên;

-         Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện;

-         Thực hiện các mục trong tiêu chí kiểm tra bệnh viện để đạt điểm kiểm tra bệnh viện.

2.      KTV/ Điều dưỡng trưởng: Quản lý chung toàn khoa.

-         Tham gia xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn;

-         Tham gia tổ chức đào tạo  liên tục công  tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong khoa và trong toàn bệnh viện;

-         Kết hợp với nhân viên giám sát, mạng lưới KSNK sắp xếp Kiểm soát nhiễm khuẩn, 5S tại các khoa/phòng

-         Theo dõi thực hiện phòng ngừa chủ động cho nhân viên y tế (như tiêm phòng cho nhân viên có nguy cơ cao, phòng chống một số bệnh dịch theo mùa hoặc theo mô hình bệnh tật của bệnh viện…).

-         Theo dõi, quản lý, khảo sát tỷ lệ tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn trong toàn viện;

-         Làm các báo cáo hàng ngày, hàng tháng trình trưởng khoa theo quy định;

-         Kiểm kê đồ vải toàn viện;

-         Thực hiện các công việc khác khi được trưởng khoa phân công;

-         Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa và các nhiệm vụ do ĐD trưởng bệnh viện phân công.

3.      KTV/ Điều dưỡng phó khoa:

-         Quản lý, cấp phát mới dụng cụ các khoa trên phần mềm His;

-         Sắp xếp và phân bố công việc, thực hiện chấm công hàng ngày cho nhân viên trong khoa;

-         Tham gia quản lý trang  thiết bị, máy móc  trong khoa;

-         Dự trù trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao trong khoa;

-         Tham gia đào tạo liên tục về khử khuẩn tiệt khuẩn cho nhân viên khoa.;

-         Làm báo cáo chuyên môn hằng ngày;

-         Quản lý chung khoa khi điều dưỡng trưởng không có mặt tại khoa.

4.      Hành chính-giám sát:

-         Kiểm tra, giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa phòng hàng ngày;

-         Báo cáo kết quả giám sát hàng ngày, hàng tháng theo quy định;

-         Báo cáo tỷ lệ viêm phổi bệnh viện và nhiễm khuẩn khác tại khoa ICU;

-         Lấy thông tin bệnh nhân, điền phiếu điều tra cắt ngang Nhiễm khuẩn Bệnh viện. Phân tích số liệu, làm báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện;

-         Lấy thông tin, điền phiếu điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn vết mổ. Phân tích số liệu, làm báo cáo nhiễm khuẩn vết mổ;

-         Giám sát, đánh giá tỷ lệ tuân thủ của nhân viên y tế về KSNK dựa trên các công cụ đã được xây dựng của bệnh viện (Vệ sinh tay, xử lý dụng cụ, đặt catheter, thay băng, thông tiểu, thở máy, …)

-         Phân tích, ứng dụng các kết quả giám sát/ nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, nhằm làm giảm tỷ lệ NKBV.

-         Báo cáo tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện cho Điều dưỡng trưởng, trưởng khoa.

5.      Khử khuẩn- tiệt khuẩn:

-         Khu dơ:

·        Nhận dụng cụ dơ từ phòng mổ;

·        Xử lý dụng cụ chịu nhiệt, không chịu nhiệt, sấy, làm khô dụng cụ, chuyển qua khu sạch.

-         Khu sạch:

·        Đẩy xe giao nhận dụng cụ hàng ngày;

·        Thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, đóng gói, đưa vào lò tiệt khuẩn dụng cụ.

-         Khu Lưu trữ: Ra lò, sắp xếp dụng cụ lên kệ theo từng khoa, cấp phát dụng cụ cho các khoa phòng.

-         Bảo quản máy móc, trang thiết bị trong khoa.

-         Hướng dẫn, nhắc nhở kiến thức và kỹ năng thực hành về KK-TK cho NVYT mới, học viên thực tập trong giao nhận, xử lý dụng cụ. 

-         Đảm bảo trật tự, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, máy móc, khu vực làm việc hàng ngày, hàng tuần

6.      Quản lý chất thải, môi trường:

-         Hàng ngày giám sát, kiểm tra công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn, lỏng trong toàn viện và giám sát công tác thu gom vận chuyển chất thải của bệnh viện với đơn vị đã ký hợp đồng thu gom xử lý chất thải cho bệnh viện. Đảm bảo thu gom/xử lý chất thải y tế đúng quy định, quy trình;

-         Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

-         Lên kế hoạch và thực hiện cấy vi sinh môi trường định kỳ;

-         Tổng kết, báo cáo công tác giám sát môi trường và quản lý chất thải hàng ngày, hàng tháng;

-         Hàng năm xem xét lại chính sách quản lý, tổng kết kinh phí xử lý và phân tích chi phí, dự trù kinh phí cho công tác  quản lý chất thải y tế;

-         Hàng năm xem xét lại các phương pháp giảm thiểu chất thải (chất thải tái chế, tái sử dụng, mua sắm tài sản, vật tư y tế không phát sinh chất thải nguy hại). Cùng với Ban quản lý chất thải xây dựng chương trình hàng năm về việc chi tiêu khoản thu được từ việc tái chế chất thải;

-         Tham gia tập huấn, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế, quản lý môi trường xanh sạch đẹp cho tất cả NVYT toàn Bệnh viện;

-         Trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát độc lập, tham gia xây dựng những hướng dẫn thực hành về vệ sinh môi trường;

-         Lập kế hoạch diệt chuột, côn trùng định kỳ, hoặc khi có dịch.

-         Báo cáo công tác quản lý chất thải, quan trắc môi trường bệnh viện theo quy định.

7.      Bộ phận tổng vụ

7.1. Quản lý bộ phận tổng vụ:

-         Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh, thu gom chất thải, giặt ủi trong toàn viện;

-         Tổng kết vật tư, hóa chất, dự trù cơ số vật tư hóa chất sử dụng hàng tháng cho công tác vệ sinh, giặt ủi;

-         Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa phân công

7.2. Tổ Vệ sinh môi trường bệnh viện:

-         Vệ sinh khoa phòng hàng ngày theo quy trình vệ sinh bệnh viện;

-         Đánh sàn khu vực hành lang;

-         Vệ sinh hàng ngày các vị trí thang máy, thang cuốn, lối thoát hiểm;

-         Thu gom chất thải từ các tầng xuống nhà chứa chất thải tập trung;

-         Vệ sinh định kỳ các khu vực cửa kính, trần, tường, lỗ thông gió …

-         Cắt cỏ dại, tưới cây khu vực hàng rào phía trước, sân trước và chăm sóc cây cảnh bên trong và ngoài tòa nhà.

-         Cung cấp dung dịch rửa tay, bỏ giấy các toilet công cộng.

7.3. Tổ Giặt ủi:

-         Thực hiện giao nhận, xử lý đồ vải, và cung ứng đầy đủ cho các khoa phòng đúng quy định, quy trình;

-<span style="font-style: normal; font-variant: normal