KHI NÀO NÊN ĐI CẤP CỨU ?
Cấp cứu là một tình trạng khẩn cấp, nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Không ai muốn tình trạng cấp cứu xảy ra với mình .Tuy nhiên, nó có thể đến với bạn hoặc người thân bất kỳ lúc nào. Nếu không có kế hoạch ứng phó với tình huống cấp cứu từ trước, có thể bạn hoặc người thân sẽ không nhận được sự điều trị kịp thời và chính xác.
Theo BS CKI .Hoàng Thanh Bình – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark chia sẻ để quá trình cấp cứu diễn ra thuận lợi khi có các tình huống khẩn cấp bệnh nhân và thân nhân cần chuẩn bị những điều sau:
Những yêu cầu cần thiết giúp nhân viên y tế xử trí tốt?
1. Giữ sự bình tĩnh
Khoa cấp cứu của các bệnh viện bao giờ cũng bận rộn, nhân viên y tế có khi phải tiến hành cấp cứu nhiều bệnh nhân nhập viện trong cùng thời điểm. Nguyên tắc làm việc của nhân viên cấp cứu là ưu tiên cho người trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, chứ không phải khám bệnh theo kiểu xếp hàng ai đến trước thì khám trước, ai đến sau khám sau. Cho nên, bình tĩnh mới giúp bạn giữ được khả năng giao tiếp với bác sĩ và điều dưỡng, cung cấp những thông tin cần thiết.
2. Trang bị những thông tin liên hệ Cấp cứu
Hotline Cấp cứu Bệnh Viện Đại Học Y Dược Shing Mark:
02513.98 8888 – 80017
Xe Cấp cứu miễn phí 24/7 (miễn phí tới 12km)
3. Người bệnh hoặc thân nhân hợp tác cung cấp đầy đủ thông tin.
Các bác sĩ luôn muốn biết thông tin về người bệnh càng nhiều càng tốt. Trong tình huống thời gian là vàng bạc, những thông tin bạn cung cấp vô cùng quý giá. Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hoặc ngưng tim, ngưng thở thì bác sĩ không thể nào khai thác thông tin trực tiếp từ người bệnh.
Lúc này vai trò của người thân cực kỳ quan trọng. Vì vậy bạn cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của người thân bao gồm:
- Thuốc đang dùng (kê toa, không kê toa),thuốc bổ, thảo dược, thực phẩm chức năng.
- Tiền sử dị ứng (dị ứng loại thuốc nào, thức ăn gì...)
- Những bệnh đã mắc trước đây và diễn biến sức khỏe những ngày qua, đã được điều trị gì hay chưa?
Những dấu hiệu cảnh báo cần đi cấp cứu:
Đau ở ngực hoặc vùng bụng trên, cảm giác ép chặt hoặc bóp nghẹt.
Thở nông hoặc khó thở. Lú lẫn hoặc tri giác bị thay đổi.
Yếu liệt, chóng mặt đột ngột hoặc ngất. Giảm thị lực đột ngột.
Nói khó, nhức đầu dữ dội. Nôn hoặc ho ra máu.
Tiêu chảy hoặc nôn nhiều hay kéo dài.
Đau bụng bất thường.
Chảy máu không cầm được. Đau đột ngột hoặc trầm trọng.
Ngộ độc.
Sốt cao ở trẻ nhỏ hoặc người lớn trên 65 tuổi.
Khi chờ xe cấp cứu không nên làm gì ?
- Để để phòng ngạt thở, không cho Bệnh nhân ngậm hoặc uống bất cứ thứ gì lúc không tỉnh táo, hôn mê, co giật
-------------
Lời khuyên từ bác sỹ
Như bác sĩ Bình chia sẻ để việc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chúng ta nên :
Thăm khám định kỳ, tầm soát bệnh tật, nếu có bệnh lý mạn tính nên tái khám và dùng thuốc đều đặn
Thực hiện lối sống tốt cho sức khỏe (ăn uống hợp lý, siêng năng thể dục),tránh các thói quen xấu cho sức khỏe như hút thuốc lá, rượu bia quá mức.
Phòng ngừa các tình huống ngộ độc, tai nạn, chấn thương
Tránh nguy cơ té ngã trong và ngoài nhà, không lái xe khi say rượu.
--------------------
Hotline CSKH : 02513.988.888
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK
1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
Sức Khỏe Của Bạn - Trách Nhiệm Của Chúng Tôi