Logo
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá thường gặp ở các bé sơ sinh. Đôi khi đó chỉ là tình trạng sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vàng da qua bài viết sau đây để tăng cường thêm kiến thức & chăm sóc bé yêu 1 cách tốt nhất các bố mẹ nhé.

 

1.    Vàng da do sinh lý

 

-         Thời gian xuất hiện: Xuất hiện sau 24 giờ tuổi;

 

-         Thời gian biến mất: Thường sẽ biến mất sau 1 tuần với trẻ đủ tháng, 2 tuần với trẻ non tháng;

 

-         Mức độ:

 

+     Vàng da nhẹ;

 

+     Không xuất hiện các triệu chứng khác;

 

+     Nước tiểu của trẻ có màu tối hoặc màu vàng;

 

-         Vị trí vàng da: Chỉ vàng ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn;

 

-         Nguyên nhân: Sự tích tụ Bilirubin.

 

2.    Vàng da do bệnh lý

 

-   Thời gian xuất hiện: Xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh;

 

-   Thời gian biến mất: Không hết vàng da sau 1 tuần với trẻ đủ tháng, 2 tuần với trẻ non tháng;

 

-   Mức độ:

 

+     Vàng da sậm;

 

+     Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,...

 

-   Vị trí vàng da: Vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt;

 

-   Nguyên nhân: Bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh); Bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng); Xuất huyết dưới da; Chậm đi phân su; Nhiễm virus bào thai; Bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật); Nhiễm trùng sơ sinh.

 

3.    Để phòng bệnh vàng da ở trẻ các mẹ nên lưu ý:

 

-      Chăm sóc tốt sức khỏe khi mang thai;

 

-      Cho bé bú sữa non ngay sau khi sinh và giữ ấm tốt cho trẻ;

 

-      Phòng cho trẻ phải có đủ ánh sáng để dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.

 

4.    Điều trị bệnh vàng da:

 

Có 2 phương pháp để điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng Bilirubin gián tiếp:

 

-   Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu.

 

-   Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.

 

Lưu ý: Phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý, vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng m

ặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

 

Các mẹ cần phải biết cách phân biệt hai loại vàng da trên, việc kiểm tra vàng da ở trẻ sơ sinh là một việc quan trọng giúp phát hiện và điều trị sớm các biến chứng nguy hiểm. Đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ, Bệnh viện ĐHYD Shing Mark trang bị đầy đủ và quy trình thích hợp để điều trị các bệnh lý vàng da ở trẻ cũng như các bệnh lý khác.

 

Chiếu đèn để chữa trị vàng da sinh lý

Hotline: 02513.988.888 - 80034

 

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

 

Các tin khác