Logo
BỆNH SỎI THẬN Ở NGƯỜI LỚN

BỆNH SỎI THẬN Ở NGƯỜI LỚN

Theo nhiều tài liệu thống kê, Việt Nam là một nước nằm trong “vùng sỏi Châu Á” với tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu nói chung lên 2 - 12% dân số, trong đó sỏi thận chiếm đến 40 % các loại sỏi.

Tài liệu được soạn bởi TS.BS Nguyễn Thị Tố Như tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark.

1. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Sỏi thận

Một số bệnh, thói quen ăn kiêng hoặc thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển Sỏi thận.

-   Chế đồ ăn:

+  Uống nước không đủ;

+  Chế độ ăn có hàm lượng canxi thấp;

+  Sử dụng thuốc bổ sung canxi quá chị định;

+  Chế đồ ăn có nhiều đạm động vật;

+  Ăn rau chân vịt thường xuyên;

+  Ăn uống có nhiều đường (sucose, fructose)

+  Ăn kiêng với hàm lượng Phytate thấp (có trong lúa mì, gạo, lúa mạch đen, lúa mạch và các sản phẩm từ đậu) ;

+  Ăn mặn (nhiểu muối natri).

-   Bệnh tật:

+  Cường cận giáp nguyên phát;

+  Bệnh Gout;

+  Đái tháo đường;

+  Béo phì;

+  Phẫu thuật dạ dày hoặc ruột;

+  Bệnh Crohn.

-   Các nguyên nhân khác:

+  Bệnh sỏi thận có nguy cơ tái phát cao.

+  Tiền sử gia đình bị sỏi thận cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh

2. Triệu chứng của Sỏi thận

Đôi khi Sỏi thận không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bệnh nhân có thể tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng hay chụp X-quang bụng vì một lý do khác.

-   Sỏi có thể tồn tại trong thận nhiều năm mà không gây ra các triệu chứng.

-   Sỏi thường gây ra các triệu chứng khi chúng đi từ thận xuống đường tiết niệu.

-   Đau: là triệu chứng phổ biến nhất. Thông thường, cơn đâu chỉ xảy ra khi bị tắc nghẽn, đó là khi một viên sỏi chặn hoặc cản trở đường đi của nước tiểu từ thận đến bàng quang. Cơn đau có thể từ đau nhẹ đến khó chịu dữ dội, đến mức cần được điều trị tại bệnh viện. Các đợt đau dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận, thường kéo dài từ 20 đến 60 phút. Đau có thể xảy ra ở mạn sườn (bên cạnh,giữa xương sườn và hông) hoặc bụng dưới và cơn đau có thể lan xuống bẹn (háng).

-   Tiểu ra máu: nước tiểu có thể có màu hồng hoặc hơi đỏ, hoặc có máu khi xem kính hiển vi.

-   Tiểu ra sỏi nhỏ hay cặn cát trong nước tiểu.

-   Các biểu triệu chứng khác như: buồn nôn hoặc nôn, đau khi đi tiểu và đi tiểu gấp, tiểu nhiều lần lắc nhắc.

3. Điều trị sỏi thận:

-   Điều trị Nội khoa:

Điều trị sỏi thận gây tắt nghẽn phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi, cũng như mức độ đau và khả năng ăn uống bù dịch của bệnh nhân.

+  Với những sỏi thận nhỏ, có kích thước bé hơn 7mm và Chưa gây biến chứng trên đường tiết niệu: Chủ yếu điều trị nội khoa tăng bài tiết nước tiểu, giãn cơ niệu quản để sỏi được bài tiết ra khỏi cơ thể bằng cách tự nhiên. Hiện nay vẫn chưa có thuốc tán sỏi nào hiệu quả rõ ràng

+  Nếu bạn bị sốt, bạn cần được điều trị tại bệnh viện càng sớm càng tốt vì có thể bạn bị nhiễm trùng đường nếu từ sỏi thận.

-   Điều trị bằng Thủ thuật:

Tùy vào kích thước, hình dạng và biến chứng của sỏi mà các bác sĩ sẽ có phương pháp thủ thuật thích hợp. Và đây là các thủ thuận được áp dụng tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark để Gấp sỏi, tán sỏi:

-   Nội soi niệu quản: Tán sỏi bằng Laser, thường được sử dụng để loại bỏ sỏi làm tắt nghẽn niệu quản, niệu đạo, bang quang và đôi khi đối với những viên sỏi nhỏ trong thận.

-   Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): Phương pháp này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi ở niệu quản trên, sau đó các mảnh vụi sẽ được đào thải qua bên ngoài bằng đường nước tiểu. Ưu điểm của phương pháp là không cần phải mổ, bệnh nhân xuất viện trong ngày

-   Mổ mở lấy sỏi: Đối với loại sỏi san hô cần mổ mở để gắp sỏi ra ngoài

-   Với trường hợp, Sỏi thận đã được xác nhận trên xét nghiệm nhưng không có triệu chứng: bệnh nhân có thể không cần loại bỏ sỏi ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi, cũng như khả năng điều trị nếu các triệu chứng xuất hiện.

TS.BS Nguyễn Thị Tố Như chia sẻ:“Bệnh sỏi thận rất thường gặp ở Việt Nam. Triệu chứng bệnh sỏi thận cũng không rõ ràng, do đó những ai có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh nên tầm soát bệnh thường xuyên và nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên kiểm tra, điều trị đầy đủ để ngăn ngừa biến chứng của bệnh thận mạn do sỏi thận.”

 

-----------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

 

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

Các tin khác