TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN H.P
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Lý Thị Mỹ Dung – Chuyên gia Nội Tiêu hóa Bệnh viện ĐHYD Shing Mark
Vi khuẩn Helicobacter pulori (H.P) được xem là loại vi khuẩn phổ biến nhất trên các nước phát triển chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại vi khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan tới vi khuẩn H.P qua bài viết này.
Vi khuẩn Helicobacter pulori là gì?
Helocobacter pylori (H.P) là một loại vi khuẩn rất hay gặp ở dạ dày. H.P hiện được coi là nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.
Vi khuẩn H.P có thể lây lan không?
Số lượng người vi khuẩn H.P rất cao, chỉ thấp hơn số lượng người vi khuẩn Sâu răng. Đặc biệt chúng dễ dàng lây nhiễm qua nhiều cách như:
Đường miệng: lây lan do tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh. Có thể lây nhiễm qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt,… Thông thường, nếu 1 người nhiễm bệnh thì người thân cũng có nguy cơ nhiễm rất cao.
Đường phân: Vi khuẩn H.P cũng được đào thải 1 ít qua phân. Vì thế thói quen ăn đồ sống, sơ chế thức ăn chưa sạch sẽ cũng là nguyên do làm nhiễm khuẩn.
Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,...
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn H.P
Hầu hết người nhiễm vi khuẩn HP không dẫn đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết hoặc triệu chứng cụ thể nào.
Thông thường, người bệnh nhiễm khuẩn HP diễn tiến đau dạ dày thường bị xuất hiện một vài triệu chứng như:
- Ợ hơi.
- Đau bụng nhiều lần.
- Thường xuyên có cảm giác no, đầy hơi.
- Buồn nôn.
- Giảm cân không rõ nguyên do.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Nếu viêm loét dạ dày nặng, triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,… Nếu gặp phải những triệu chứng này, tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để được xét nghiệm kiểm tra.
Làm thế nào để biết mình có nhiễm khuẩn H.P hay không?
Để xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra.
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng)
Điều trị nhiễm Vi khuẩn H.P như thế nào?
Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.
Phòng ngừa vi khuẩn H.P
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, bạn nên chủ động ngăn chặn các con đường lây nhiễm vi khuẩn chính. Một số lời khuyên giúp người bệnh phòng ngừa vi khuẩn này như sau:
- Từ bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình và không dùng chung đũa gắp thức ăn và đũa dùng bữa.
- Cha mẹ không nên nhai và mớm thức ăn cho trẻ nhỏ, không sử dụng chung ly hoặc bình uống nước.
- Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay bằng dung dịch sát trùng sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
- Dụng cụ ăn uống trong gia đình cần phải được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ăn uống tại các hàng quán ven đường.
- Không nên dùng nhiều rau sống, gỏi, thực phẩm sống hoặc các loại thức ăn lên men không đảm bảo vệ sinh.
- Rửa sạch các loại rau củ quả và trái cây trước khi ăn phòng nguy cơ chúng bị nhiễm vi khuẩn H.P
- Bổ sung tăng cường rau xanh để tạo môi trường kiềm tính cho dạ dày
- Từ bỏ thói quen ăn đồ chua, cay, các loại thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...
- Chú trọng việc ăn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng qua kiểm định và có nguồn gốc rõ ràng.
- Không nên tự ý dùng kháng sinh điều trị bệnh dạ dày, bởi vì khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi không được điều trị triệt để
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, cơ thể và chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người bệnh bị nhiễm khuẩn HP
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố, trong đó có vi khuẩn HP.
- Duy trì tâm trạng thoải mái, suy nghĩ lạc quan vì vi khuẩn HP có khuynh hướng tái phát triển khi người bệnh căng thẳng.
Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt vi khuẩn HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY
-------------------------------------------
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK
Hotline: 02513.988.888 - 80034
1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital
Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi