Logo
SỎI TÚI MẬT: YẾU TỐ NGUY CƠ, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

SỎI TÚI MẬT: YẾU TỐ NGUY CƠ, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê, màu xanh xám, nằm ở phần trên bên phải bụng, ngay dưới gan, có chức năng chính là lưu trữ mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa phân hủy chất béo.

Sỏi túi mật là những tinh thể rắn hình thành trong túi mật do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Sỏi túi mật đa dạng về kích thước, số lượng, có thể gây tắc nghẽn con đường vận chuyển mật tự nhiên dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe: Viêm túi mật, Viêm đường mật, viêm tụy cấp…

1. Yếu tố nguy cơ

  • Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật
  • Nữ giới
  • Trên 40 tuổi
  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ
  • Ít vận động
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người mắc các bệnh lý đường ruột: Crohn, viêm loét đại tràng
  • Người bị thiếu máu tán huyết hoặc xơ gan…

2. Triệu chứng

Sỏi túi mật kích thước nhỏ đa phần không gây ra triệu chứng, thường được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, một vài sỏi kích thước lớn có thể làm tắc nghẽn đường vận chuyển mật tự nhiên có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng: Bệnh nhân cảm thấy đau bụng quặn cơn vùng bụng trên bên phải, thường xuất hiện sau khi ăn, có thể lan lên vai phải hoặc lan ra vùng lưng..
  • Buồn nôn và nôn 
  • Sốt, ớn lạnh
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu..

3. Chẩn đoán

Để chẩn đoán sỏi túi mật và các bệnh lý đi kèm, Bác sĩ điều trị có thể chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, viêm gan, viêm tụy kèm theo..
  • Siêu âm ổ bụng: phát hiện kích thước, số lượng sỏi túi mật, hình ảnh túi mật có hay không phản ứng viêm, sỏi ống mật chủ,..
  • Chụp cắt lớp vi tính: Xác định các biến chứng như thủng túi mật, viêm tụy cấp..

4. Điều trị

Đa phần sỏi túi mật không triệu chứng không cần điều trị

Các phương pháp điều trị sỏi túi mật có thể được chỉ định hiện nay:

  • Thuốc “tan sỏi” (Ursodiol NIH, Chenodiol NIH) được nhiều hãng dược quảng cáo nhưng tác dụng còn hạn chế.
  • Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là Tiêu chuẩn vàng cho điều trị sỏi túi mật có triệu chứng và viêm túi mật hiện nay. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào bụng bệnh nhân bằng 3-4 vết rạch da nhỏ 0.5-1cm để tiến hành cắt túi mật. Ưu điểm phẫu thuật này là tiến hành nhanh (30-60 phút),thời gian nằm viện ngắn (2-3 ngày),ít biến chứng.
  • Dẫn lưu túi mật: được chỉ định cho các trường hợp viêm túi mật mà không thể tiến hành phẫu thuật cắt túi mật do thể trạng bệnh nhân kém, bệnh lý đi kèm nặng.
  • Tán sỏi, bảo tồn túi mật: chưa được áp dụng nhiều, lợi ích còn nhiều tranh cãi.

5. Phòng ngừa

  • Chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ
  • Tập thể dục thể thao đều đặn
  • Uống nước ép táo, uống (ăn) hoa Atiso: cải thiện chức năng gan mật, làm mềm sỏi
  • Thảo dược kim tiền thảo: ức chế tạo sỏi, làm mềm sỏi túi mật

Sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy,nên kiểm tra sức khỏe định kì và thăm khám bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiêu hóa khi phát hiện sỏi túi mật để được tư vấn điều trị và hạn chế các biến chứng do sỏi túi mật gây ra.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác