Logo
SA TRỰC TRÀNG

SA TRỰC TRÀNG

Sa trực tràng là một bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi (sa niêm mạc) và người trên 50 tuổi (sa niêm mạc và sa toàn bộ).

1. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là dấu hiệu của một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị lộn ngược lại và chui ra bên ngoài thông qua hậu môn. 

2. Phân loại

Hiện nay, sa trực tràng được phân làm 2 loại:

- Sa niêm mạc: do tác động của áp lực ổ bụng và tình trạng lỏng lẻo của niêm mạc ống hậu môn, nên khi đi ngoài, lớp niêm mạc hậu môn sẽ bị phồng lên và lộn ngược ra ngoài. Lúc đầu, có thể chỉ sa phần niêm mạc ống hậu môn, về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng.

Theo mức độ sa của niêm mạc chia làm 4 loại:

  • Sa niêm mạc sau rặn đại tiện rồi tự co lên
  • Sa sau rặn đại tiện không tự co phải đẩy lên
  • Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi
  • Sa thường xuyên liên tục ở ngoài hậu 

- Sa toàn bộ:

  • Sa trực tràng đơn thuần: chỉ có bóng trực tràng bị tụt qua ống hậu môn, ống hậu môn vẫn giữ nguyên tại chỗ. 
  • Sa trực tràng và ống hậu môn: cả bóng trực tràng và ống hậu môn cùng lộn ra ngoài

Theo mức độ sa trực tràng toàn bộ được chia là 4 mức độ:

  • Độ 1: Trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh sau đó tự co lại nhanh chóng. Toàn thân không có ảnh hưởng gì
  • Độ 2: Trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu môn bị lõm vào, cơ thắt có thay đôir ít, toàn thân bình thường
  • Độ 3: trực tràng khi gắng sức nhẹ (ho, cười, hắt hơi,....) và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử từng đám một vài nơi có sẹo, hậu môn mất trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần bị ức chế, niêm mạc chảy máu, trung tiện mất tự chủ
  • Độ 4: ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ hoặc cả khi bệnh nhân ở tư thế đứng, ruột không giữ được ở vị trí bình thường. Niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực, trung đại tiện mất tự chủ, không giữ được nước tiểu.

3. Nguyên nhân

- Do tăng áp lực ổ bụng đột ngột và kéo dài:

  • Ở trẻ em: ỉa chảy, ho gà, hẹp bao quy đầu,...
  • Ở người lớn: táo bón, viêm đại tràng mãn, sỏi bàng quang,...

- Suy yếu các cơ giữa hậu môn - trực 

  • Suy yếu cơ thắt, cơ nâng hậu môn
  • Suy yếu các cân cơ đáy chậu tự nhiên

- Các nguyên nhân khác:

  • Mang thai
  • Chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông

4. Dấu hiệu

- Có tiền sử sa trực tràng

- Đi tiêu không kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có dịch nhầy

- Chảy máu trực tràng

5. Điều trị

- Điều trị bằng vật lý trị liệu

- Điều trị bằng phẫu thuật

6. Phòng ngừa

Để ngăn ngừa sa trực tràng, mọi người cần:

  • Không rặn khi đi đại tiện 
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh khuân vác nặng vì điều này có thể gây áp lực lên cơ ruột
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm 

Hiện nay, tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark có đội ngũ Bác sĩ khoa Ngoại với nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác