Logo
RUNG NHĨ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

RUNG NHĨ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, trôi theo dòng tuần hoàn gây đột quỵ. Chẩn đoán bằng ECG. Các phương pháp điều trị bao gồm: kiểm soát tần số tim bằng thuốc, dự phòng tắc mạch bằng thuốc chống đông và đôi khi chuyển nhịp về nhịp xoang bằng thuốc bằng bắc sốc điện.

Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp bền bỉ thường gặp nhất, với tỷ lệ 0,5 – 1% trong dân số nói chung, lên tới 10% ở bệnh nhân trên 80 tuổi.

Thông thường, tim sẽ co bóp và giãn ra theo một nhịp ổn định, đều đặn. Khi một người bị rung nhĩ, tâm nhĩ (buồng trên của tim) co bóp thất thường, dẫn đến bất đồng bộ giữa tâm nhĩ và tâm thất (buồng dưới của tim) ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Rung nhĩ có thể xảy ra theo đợt hoặc kéo dài liên tục.

Nguyên nhân

Rung nhĩ là kết cục cuối cùng của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau khi các tế bào cơ tâm nhĩ bị tổn thương hoặc chịu tác động của tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc tăng áo lực trong khoang ngoài màng tim. Những nguyên nhân thường gặp: Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, suy tim…

 

 

Triệu chứng

Rung nhĩ làm nhịp tim tăng nhanh đáng kể (hơn 100 nhịp mỗi phút),đánh trống ngực, nhịp đập không đều và đây là triệu chứng rõ ràng nhất của rung nhĩ, thường có thể tự kiểm tra nhịp tim bằng cách kiểm tra mạch ở cổ hoặc cổ tay.

Các triệu chứng thường gặp khác của rung nhĩ là: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, cảm giác lâng lâng, choáng váng, tức ngực, khó thở 

Chẩn đoán

Cơn rung nhĩ có thể xuất hiện và biến mất theo từng đợt. Điều này có thể làm cho rung nhĩ khó được phát hiện. Tuy nhiên, rung nhĩ có thể được phát hiện nhờ phương pháp đơn giản là điện tâm đồ. Hoặc đôi khi là điện tâm đồ kéo dài (holter24h) để phát hiện các cơn rung nhĩ không có triệu chứng.

Nếu một người có các triệu chứng nghi ngờ do rung nhĩ gây ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

• Điện tâm đồ để chẩn đoán xác định rung nhĩ.

• Siêu âm tim để đánh giá chức năng tim, kích thước các buồng tim và nhĩ trái. Siêu âm tim để chẩn đoán tổn thương van tim, huyết khối nhĩ trái, bệnh màng ngoài tim

• Chụp X-quang ngực để đánh giá kích thước bóng tim, khối u trong lồng ngực hoặc tình trạng bệnh lý phổi đi kèm

• Xét nghiệm máu: CBC (công thức máu toàn bộ),điện giải đồ (ion đồ),đánh giá chức năng tuyến giáp (TSH, T3, T4),chức năng gan, chức năng thận…

Điều trị: Chiến lược điều trị được cá thể hoá trên từng bệnh nhân, bao gồm:

• Kiểm soát nhịp tim

• Kiểm soát tần số thất

• Dự phòng nguy cơ huyết khối

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác