Logo
PHẾ CẦU – NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM

PHẾ CẦU – NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM

PHẾ CẦU – NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM

Phế cầu khuẩn là gì?

     Phế cầu (tên tiếng anh là Streptococcus Pneumoniae) là loại vi khuẩn được nhà khoa học Louis Pasteur phân lập lần đầu tiên vào năm 1881. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở người và gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.

     Phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng, đường hô hấp gây ra nhiều bệnh nguy hiểm: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Theo thống kê có khoảng 20 – 60% trẻ em độ tuổi đi học mang mầm bệnh phế cầu, ở người lớn, tỉ lệ này là 5 – 10%. Các bệnh do phế cầu để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già nhiễm phế cầu có biến chứng thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%. Theo WHO năm 2022, có hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do phế cầu, hầu hết những trường hợp tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.

Đường lây lan của phế cầu

     Con đường lây truyền của vi khuẩn phế cầu là thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường hô hấp như nước bọt hoặc chất nhầy. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu là trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu, bệnh lý mạn tính…

     Các nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguy cơ càng nhiều thì khả năng mắc bệnh do phế cầu càng lớn. Cụ thể, những người trong độ tuổi từ 18-49, khả năng mắc các bệnh phế cầu xâm lấn như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi có nhiễm trùng huyết tăng 2,5 lần nếu có 1 yếu tố nguy cơ, tăng 5,4 lần nếu có 2 yếu tố nguy cơ và nếu có 3 yếu tố nguy cơ thì tăng đến 14,9 lần. Tương tự, ở độ tuổi từ 50 đến 64, khả năng mắc các bệnh do phế cầu tăng 1,9 lần nếu có 1 yếu tố nguy cơ, tăng 3,8 lần nếu có 2 yếu tố nguy cơ và tăng 11,3 lần nếu có 3 yếu tố nguy cơ. Ở độ tuổi trên 65, người có 1 yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc các bệnh phế cầu xâm lấn tăng 1,9, tăng 3,6 lần nếu có 2 yếu tố nguy cơ và tăng 7,6 lần nếu có 3 yếu tố nguy cơ.

Phòng ngừa bệnh do phế cầu

     Để phòng bệnh do phế cầu, mọi người cần tránh tiếp xúc với người bệnh, nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, rửa tay, hạn chế khói bụi, vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng.

     Hiện nay, tiêm ngừa vaccine phế cầu là phương pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả và tiết kiệm nhất. Vaccine phế cầu không chỉ dành cho trẻ em mà còn được tiêm cho cả người lớn, đặc biệt là người có yếu tố nguy cơ như trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu (hay bị bệnh viêm mũi họng, viêm hô hấp…),bệnh lý mạn tính.

      Bệnh viện ĐHYD Shing Mark có đầy đủ các loại vaccine phế cầu tốt nhất cho trẻ em và người lớn. Với quy trình vận chuyển và bảo quản vaccine hiện đại, đội ngũ Bác sĩ và Điều dưỡng giàu kinh nghiệm đảm bảo việc tiêm ngừa an toàn, hiệu quả nhất.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác