Logo
NHỒI MÁU CƠ TIM: NHẬN BIẾT, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA

NHỒI MÁU CƠ TIM: NHẬN BIẾT, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA

Nhồi máu cơ tim là tình trạng xảy ra khi 1 hoặc cả 2 nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, dẫn đến tình trạng cơ tim không nhận đủ máu

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này để có thể phản ứng kịp thời khi gặp phải. Hãy cùng BS.CKI Huỳnh Đức Duy – Đơn vị Tim mạch can thiệp Bệnh viện ĐHYD Shing Mark tìm hiểu những thông tin cần thiết để bảo vệ bản thân và người thân.

1. Nguyên Nhân Gây Nhồi Máu Cơ Tim

Tim cần được nuôi dưỡng bởi máu thông qua các mạch vành. Khi mạch vành bị tắc nghẽn, một phần cơ tim không nhận đủ máu, dẫn đến tổn thương và suy yếu. Hai nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch vành là:

  • Hình thành mảng xơ vữa:  Các chất béo và cholesterol tích tụ trong thành mạch máu, tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và cản trở lưu thông máu.
  • Xuất hiện cục máu đông: Mảng xơ vữa có thể vỡ ra, kích hoạt quá trình đông máu và hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.

2. Dấu Hiệu Nhồi Máu Cơ Tim Cấp

  • Đau tức ngực trái hoặc sau xương ức, cảm giác như bị dao đâm hay đè nặng. Có thể nhói ra sau lưng, lan lên vai, tay trái hoặc hàm, thường kèm theo vã mồ hôi nhiều, khó thở, choáng váng. Triệu chứng kéo dài trên 20 phút. Nếu trường hợp nặng sẽ bị rối loạn nhịp, suy tim làm bệnh nhân hôn mê, có thể ngưng tim ngưng thở.
  • Một số trường hợp như người già, phụ nữ, có bệnh đái tháo đường kèm theo thì triệu chứng sẽ không điển hình như trên mà đôi khi chỉ thấy khó thở, hồi hộp, mệt mơ hồ, đau chướng bụng hoặc nôn ói, chóng mặt.

3. Cách Xử Trí Ban Đầu Khi Gặp Nhồi Máu Cơ Tim

Thời gian vàng để xử trí nhồi máu cơ tim là 12 tiếng. Trong khoảng thời gian này, nếu được điều trị kịp thời, cơ hội sống sót và giảm biến chứng sẽ tăng lên đáng kể.

1.Gọi cấp cứu ngay lập tức: Hãy gọi đến số hotline cấp cứu của Bệnh viện ĐHYD Shing Mark: 02513.988.888 - 80017 ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim.

2.Sử dụng thuốc dự phòng (nếu có): Nếu người bệnh đã được kê đơn thuốc dự phòng nhồi máu cơ tim, hãy cho họ dùng ngay theo chỉ dẫn. Ví dụ: Thuốc chống kết tập tiểu cầu (4 viên/lần).

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Nhồi Máu Cơ Tim

  • Tuổi cao
  • Các bệnh lý nền như tăng đông máu, cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim...
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, muối
  • Hút thuốc lá
  • Ít vận động

4. Phòng Ngừa Nhồi Máu Cơ Tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tối cấp, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại bệnh viện. Ngay cả khi đã được điều trị thành công, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ, muối, đường.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch.

Hãy liên hệ ngay Hotline 02513.988.888 để đặt lịch khám sức khỏe tim mạch tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác