Logo
MÙA LẠNH VÀ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

MÙA LẠNH VÀ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

Trong những ngày gần đến Noel, sự thay đổi bất thường của thời tiết là vấn đề rất cần quan tâm của những người bị bệnh phổi. Vào mùa thu đông, sự chênh lệch nhiệt độ ẩm độ lớn, thay đổi đột ngột làm cơ thể của con người chưa kịp thích nghi. Thời tiết giao mùa cũng là thời điểm các loại virus, vi khuẩn có hại gia tăng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là với các đối tượng dễ bị tác động như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền…

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường gặp trong mùa lạnh  như sau:

Viêm đường hô hấp trên: (các xoang mũi , hàm , hầu họng, thanh quản ) thường do virus cúm (influenzae A, B),á cúm (parainfluenzae) (còn gọi là cúm mùa),Rhinovirus, Enterovirus, adenovirus, cúm gà , Covid-19, virus Hợp bào. Do các loại vi trunhg sinh mũ strepococcus; Haemophilus Influenzae; Kliebsella

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới : mắc phải ngoài cộng đồng thường do nguyên nhân vi khuẩn. Các vi khuẩn điển hình: Haemophilus influenzae; Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn); Moraxella catarrhalis. Do virus cúm, á cúm, cúm gà, Covid-19,

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm, Covid- 19, hoặc vi khuẩn thông qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn.

Những yếu tố nguy cơ làm bệnh nhiễm nặng :

a. Người già > 65t, trẻ sơ sinh , trẻ nhỏ.

b. Người suy giảm miễm dịch do bệnh lý mạn tính: cắt lách, ung thư, xừ dụng các thuốc ức chế miễn dịch, suy dinh dưỡng.

c. Bệnh thận mạn, suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

d. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang phổi.

e.  Thai phụ.

Triệu chứng :

-            Bệnh cảm lạnh thông thường: chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng),và các xoang (viêm xoang),thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và ớn lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

-            Cúm:Triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh cúm:

+          Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, nuốt nước miếng đau họng, ho khan.

+          Đau đầu, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.

+         Mệt mỏi và suy nhược.

Trường hợp Bệnh nhân bị nhiễm covid-19, ngoài các triệu chứng kể trên trong cúm Bệnh nhân bị mất khứu giác, vị giác. Triệu chứng ít gặp hơn: tiêu chảy, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

-            Viêm phổi:Mệt mỏi,  sốt rét run, hay ớn lạnh, ho khan hay khạc đàm, màu sắc đàm tùy theo vi khuẩn sinh bệnh tạo ra,  khó thở, và đau ngực.

+        Khó thở thường là nhẹ và xuất hiện khi gắng sức,

+        Đau ngực kiểu màng phổi và thường đau ở vùng bị tổn thương. 

+        Các triệu chứng khác : rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng phổ biến.

Triệu chứng thay đổi ở thời kỳ toàn phát. Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể biểu hiện như sự khó chịu và bồn chồn không đặc hiệu; ở người cao tuổi, biểu hiện có thể là thay đổi ý thức và lẫn lộn.

Các triệu chứng lâm sàng sẽ được thầy thuốc nghe phổi và khi bệnh nhân hít thở sâu (ran nổ).

Điều trị :

 Trường hợp nhiễm virus cúm, á cúm  mức độ nhẹ: thường bệnh nhân được điều trị triệu chứng thuốc hạ sốt, bù đủ nước qua đường uống, bổ sung vitamin C, nghỉ ngơi

Trường hợp nặng: bên cạnh điều trị triệu chứng, sau khi xác định tác nhân gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định điều trị như sau:

Cúm gà: thuốc oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza)

 Covid -19 : Molnupiravir.

Bệnh nhân được theo dõi và điều trị các biến chứng suy hô hấp cấp do viêm phổi vì virus, hội chứng nguy kịch hô hấp, bão cytokine, thuyên tắc phổi, sốc nhiễm trùng

Trường hợp viêm đường hô hấp do vi khuẩn: Tùy theo mức độ nhẹ  hay nặng của bệnh kháng sinh phù hợp từng loại vi trùng sinh bệnh là thuốc lựa chọn để trị bệnh. Trường hợp viêm phổi nặng người bệnh đến muộn cũng có hội chứng nguy kịch hô hấp, bão cytokine, thuyên tắc phổi, sốc nhiễm trùng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp do nhiễm khuẩn:

-       Mang khẩu trang;

-       Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân;

-       Không tập trung chổ đông người;

-       Khử khuẩn bề mặt môi trường bệnh nhân đã tiếp xúc;

-       Giữ thông thoáng môi trường sốngvà làm việc;

-       Ngừa cúm mùa : chích ngừa cúm hằng năm;

-       Ngừa viêm phổi do phế cầu : chích ngừa viêm phổi do phế cầu mỗi 5 năm;

-       Chích ngừa covid-19 đầy đủ.

 Hiện nay viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona 19 đang là vấn đề y tế  nóng bỏng của cả nước, ngoài việc thực hiện các biện pháp nói trên khai báo y tế góp phần ngăn chặn dịch lây lan.

Tùy theo mức độ bệnh của đường hô hấp, bệnh nhân được điều trị ngoại trú hay nhập viện nằm tại phòng bệnh cách ly và bác sĩ cho thở máy nếu người bệnh bị nhiễm trùng nặng,

Bệnh viện ĐHYD Shing Mark là một trong những Bệnh viện không những đảm bảo về chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong các chuyên khoa, cơ sở vật chất mới, sạch sẽ, an toàn và tiệt trùng tối đa. Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh lịch sự sẽ giúp cho Bệnh nhân có được tinh thần thoải mái khi đến thăm khám.\

 --------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

-------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

 

 

Các tin khác