HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT VÀ CÁCH XỬ TRÍ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng nghe đến nhồi máu cơ tim cùng những biến chứng đáng sợ mà nó đem lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức để có thể kịp ứng phó với những tình huống bất ngờ này. Cùng bác sĩ Hoàng Thanh Bình tìm hiểu một số kiến thức cơ bản trong việc nhận biết, cũng như cách xử trí nhồi máu cơ tim cấp. Qua đó, giúp giảm thiểu đến mức tối đa các biến chứng hậu nhồi máu cơ tim, cũng như gia tăng tỉ lệ sống ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim
Có thể hiểu nôm na rằng: Để tim chúng ta hoạt động hiệu quả, cần có những mạch máu (cụ thể là mạch vành) dẫn máu đến để nuôi tim. Tuy nhiên, vì một số lý do được liệt kê dưới đây, những mạch máu này bị tắc. Điều đó làm tim không có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Từ đó dẫn đến một số cơ tim sẽ thoái hóa dần và không còn khỏe mạnh để co bóp tống máu ra khỏi tim đi nuôi cơ thể nữa. Khi cung không đáp ứng đủ cầu, nhồi máu cơ tim xuất hiện. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Có 2 nguyên nhân chính gây tắc mạch vành:
• Hình thành mảng xơ vữa mạch máu;
• Xuất hiện cục máu đông.
Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp
• Đau ngực hoặc khó chịu ở chính giữa ngực. Cảm giác trái tim bị bóp chặt và đè nặng. Triệu chứng này có thể kéo dài đến vài phút.
• Cảm giác đau lan ra một số khu vực khác bao gồm: cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc vùng thượng vị dạ dày.
• Khó thở, có thể có hoặc không kèm theo khó chịu ở ngực.
• Một số dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm lạnh thông thường khác như: vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực,…
Cách xử trí ban đầu khi gặp nhồi máu cơ tim
Cần biết rằng với nhồi máu cơ tim, chúng ta có “khoảng thời gian vàng” là 12 tiếng. Trong khoảng thời gian này, nếu được xử trí phù hợp, cơ hội sống tăng lên và các biến chứng cũng giảm đi rất nhiều.
- Khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng nhồi máu, điều đầu tiên cần làm là gọi ngay cấp cứu và khẩn trương đưa đến bệnh viện.
Hotline cấp cứu Bệnh viện ĐHYD Shing Mark: 02513.988.888-80017 khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng trên.
- Ngoài ra nếu trong nhà người bệnh có sẵn các thuốc dự phòng nhồi máu cơ tim có thể sử dụng ngay
Ví dụ : Thuốc chống kết tập tiểu cầu uống 4 viên/lần,...
Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim
• Tuổi già
• Bệnh nhân có sẵn các bệnh lý (Tăng đông máu bẩm sinh, cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận, suy tim ...)
• Chế độ ăn nhiều dầu mỡ.
• Hút thuốc lá.
• Thói quen ăn quá mặn.
• Lười vận động, tập thể dục thể thao.
Bệnh lý nhồi máu cơ tim là bệnh lý tối cấp cần đưa tới bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu người bệnh đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó phải luôn ý thức rằng khả năng tái phát bệnh là rất cao. Nên dù có cấp cứu thành công, cũng không được chủ quan. Vì vậy, phải phòng bệnh quay lại bằng cách thực hiện các chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp khám sức khỏe định kỳ.
Hãy liên hệ ngay để đặt lịch khám sức khỏe và kiểm tra các bệnh liên quan tới tim mạch tại Hotline: 02513.988.888
------------------------
Hotline : 02513.988.888
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK
1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
Website: http://shingmarkhospital.com.vn/