Logo
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH

Thay đổi thói quen ăn uống không hề dễ dàng, nhất là khi thói quen đó đã theo bạn suốt nhiều năm nay. Chẳng hạn, bạn quen vị đậm đà nên thường nêm nếm nhiều muối khi chế biến; bạn thích ăn thịt và ít khi ăn cá, trứng, tôm,… Nhưng bây giờ, sau khi được bác sĩ cảnh báo bệnh tim mạch, hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn của mình. Bởi lẽ, chúng đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng bệnh lý của bạn

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch 

1. Tăng huyết áp 

Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên

2. Rối loạn mỡ máu 

Khi kết quả xét nghiệm máu có những thay đổi sau :

- Tăng cholesterol toàn phần 

- Tăng Triglycerid 

- Tăng LDL – cholesterol

- Giảm HDL – cholesterol

 

Thành phần

Bình thường(mmol/L)

Cao (mmol/L)

Rất cao (mmol/L)

Cholesterol toàn phần

Dưới 5.2

5.2-6.1

Trên 6.1

Tryglycerid

Dưới 1.6

1.6-2.2

Trên 2.2

LDL cholesterol

Dưới 3.3

3.3-4.1

Trên 4.1

HDL cholesterol

Trên 1.5

1.0-1.5

Dưới 1.0

 

3. Rối loạn chuyển hóa đường

Khi đường máu lúc đói 100-125 mg/dl

4. Đái tháo đường 

Khi đường máu lúc đói từ 126mg/dl trở lên

5. Béo bụng 

Vòng bụng của nam từ 90 cm trở lên

Vòng bụng của nữ từ 80 cm trở lên

6. Thói quen ăn uống sinh hoạt

- Ăn mặn

- Ăn nhiều chất béo bão hòa ( da, mỡ động vật, lòng, phủ tạng,…)

- Uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực

- Hút thuốc lá , căng thẳng

Chế độ dinh cân đối , hợp lý và thói quen ăn uống lành mạnh có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

1. Nên ăn vừa đủ theo nhu cầu cơ thể  tránh thừa cân béo phì

2. Nên hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo

- Dùng dầu thực vật ( dầu đậu nành, dầu oliu , dầu đậu phộng , dầu cải, …) thay cho mỡ động vật

- Hạn chế món ăn chiên xào, thay thế bằng  cách hấp , luộc, nấu canh, kho,…

Có những cách đơn giản để cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như sau:

- Chọn loại thịt nạc trắng (ví dụ như thịt lườn gà bỏ da).

- Chọn ăn dầu ô liu, dầu canola, dầu thực vật, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó),quả bơ… Tuy nhiên, tất cả các loại chất béo đều có hàm lượng calo cao nên bạn không nên lạm dụng. Chỉ ăn với lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe trái tim.

- Không ăn các loại thực phẩm, thịt chế biến sẵn, các thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao (các loại thực phẩm này có chứa axit béo dạng trans).

- Kiểm tra nhãn thực phẩm khi mua hàng để biết lượng axit béo dạng trans trong thực phẩm. Tốt nhất là không nên mua thực phẩm có lượng axit béo dạng trans.

3. Nên chọn thực phẩm giàu đạm chứa ít chất béo

- Thịt nạc bỏ da, mỡ.

- Thịt gà vịt

- Cá các loại ( mỡ cá chứa nhiều omega 3, tốt cho người bệnh tim mạch)

- Sữa không béo hoặc ít béo.

- Đậu hạt và các loại rau đậu ( đậu nành là thực phẩm có thể thay thế thực phẩm giàu đạm động vật)

4. Nên ăn 400-500 gr rau xanh / ngày , 100-200 g trái cây/ ngày và 20-25g xơ / ngày.

- Rau quả và trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.

- Chất xơ làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột  vào máu , chậm hấp thu đường sau bữa ăn, chống táo bón.

- Nên ăn những món rau hỗn hợp nhưng tránh trộn trong nước sốt nguyên kem hay bơ.

5. Nên chọn các loại hạt , ngũ cốc còn nguyên vỏ

- Các loại hạt , ngũ cốc còn nguyên vỏ chưa nhiều chất xơ , vitamin ( vitamin B1, B2, B3 ) , chất khoàng ( Magie, phốt pho, selen, kẽm, sắt,…) …. Các dưỡng chất này giúp điều hòa huyết áp và tim mạch.

- Nên chọn các loại hạt , ngũ cốc không chà xát kỹ ( gạo lứt, gạo mầm),lúa mạch , bánh mì từ nột mì thô,…

6. Nên giảm muối và những thức ăn chứa nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối và đột quỵ có mối liên quan đến nhau. Để phòng chống các tai biến do bệnh tim mạch , nên tập thói quen giảm ăn mặn bằng cách :

- Giảm nêm muối , hạt nêm, nước mắm, nước tương trong bữa ăn.

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như : mắm, cá khô, tương chao, dưa cà, dưa cải muối, thực phẩm đóng hộp. Không dùng muối khi ăn trái cây.

7. Thay đổi lối sống 

- Vận động mọi lúc mọi nơi

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

- Giảm lo âu và căng thẳng

- Không uống rượu bia

- Không hút thuốc lá

8. Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và ăn ít hơn. Không chỉ có người bệnh tim mạch, bất kỳ ai cũng cần nạp đủ 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bạn nên uống nước lọc, nước trái cây nguyên chất không đường, nước canh, súp…

Đặc biệt, bạn không nên uống các loại nước ngọt (nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước ép đóng hộp… ). Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo: Không được uống quá 1 lít nước ngọt trong một tuần.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác