Logo
CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bài viết được thực hiện bởi Bác Sĩ CKII ĐOÀN THỊ KIM OANH - Trưởng Khoa Khám Bệnh Bệnh viện ĐHYD Shing Mark
Định nghĩa về đái tháo đường Đái tháo đường là bệnh mãn tính, không lây, đặc trưng bởi sự tăng glucose máu kéo dài kèm theo rối loạn chuyển hóa đạm, lipid ảnh hưởng nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, não, thần kinh…
 
Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh nên tuân thủ và phối hợp các chế độ như sau :
• Chế độ dinh dưỡng hợp lý
• Chế độ luyện tập thích hợp
• Sử dụng thuốc đúng cách
• Theo dõi glucose máu
• Tự chăm sóc và đề phòng những biến chứng
Vậy mục đích của việc áp dụng một chế độ luyện tập thích hợp là gì ?
• Giảm cân đạt cân nặng lý tưởng
• Giảm đề kháng insulin, ổn định glucose máu
• Cải thiện huyết áp, cải thiện lipid máu
• Tinh thần sảng khoái, dẻo dai, tránh té ngã
• Tiêu thụ năng lượng dư thừa
Những nguyên tắc khi áp dụng chế độ luyện tập đối với người đái tháo đường :
Xây dựng một chế độ luyện tập phù hợp với thói quen và sức khỏe của người bệnh
• Tập vừa sức
• Theo lứa tuổi
• Có tính tập thể
• Phù hợp với những bệnh đi kèm
• Tập tăng dần
Xây dựng một chương trình luyện tập phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất :
1. Các hình thức:
• Tập gắng sức nặng: tập tạ, thể hình, chạy maraton
• Tập gắng sức vừa: bơi, đạp xe, tennis
• Tập nhẹ nhàng: Dưỡng sinh, yoga, đi bộ,…
• Chọn tập từ nhẹ đến vừa
• Tập vận động đặc biệt có bệnh lý đi kèm như bệnh về khớp, tim mạch:
+ Tập tạ tay
+ Bóp bóng
+ Tập kháng lực tại chỗ
2. Thời gian tập:
• 30 - 45 phút/ngày x 5 ngày mỗi tuần
• 60 phút/cách ngày
• 10 phút x 3 lần/ngày
Tập theo nhóm, tập thể tạo động lực
Tập đi bộ sau ăn giảm glucose máu tốt và ổn định hơn tập đi bộ trước ăn
Tập vận động đều đặn hiệu quả tốt hơn
Tập buổi sáng tốt hơn
3.Thận trọng:
Không tập hay ngưng tập nếu glucose máu quá thấp < 75mg/dl hay quá cao > 200 mg/dl
Không tập khi có thể keton trong máu hay trong nước tiểu
Ngưng tập khi có bệnh cấp tính: sốt, nhiễm trùng (chú ý nhiễm trùng bàn chân),chấn thương..
Trước tập luyện phải khám bệnh để phát hiện biến chứng:
+ Mắt
+ Tim mạch
+ Thần kinh
+ Thận
* Phải điều trị ổn định các biến chứng nếu có theo chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa mắt, chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa thận để được tư vấn.
• Tự khám bàn chân, đi giầy phù hợp khi luyện tập
• Tự theo dõi glucose máu trước, trong, sau tập
• Tự phát hiện triệu chứng tăng, giảm glucose máu để kịp thời xử trí
Glucose máu đói: <126 mg %, sau ăn < 160 mg%
* HbA1c ổn định < 7% và không có cơn hạ glucose máu
• Ổn định huyết áp <140/80 mmHg, cải thiện lipid máu
• Đạt cân nặng lý tưởng
• Cơ thể dẻo dai, linh hoạt, tinh thần sảng khoái
• Nâng cao chất lượng cuộc sống
• Tham gia vào các hoạt động và công tác xã hội như người bình thường
• Là phối hợp tích cực, toàn diện trong điều trị theo cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường: RL chuyển hóa, đề kháng insulin, tăng glucose máu
• Khởi đầu trong điều trị tiền đái tháo đường không dùng thuốc, nguy cơ bị đái tháo đường.
Mục đích cuối cùng của các việc áp dụng các chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động phù hợp cho người đái tháo đường là :
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thích hợp cho người bệnh đái tháo đường phối hợp điều trị thuốc nhằm ổn định glucose máu, HbA1c. Ngăn ngừa biến chứng nặng nề do bệnh đái tháo đường gây ra.
2. Là chiến lược lâu dài cần sự hợp tác tuân thủ của người bệnh và nhận thức lợi ích cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh.
3. Tạo nếp sống lành mạnh trong cộng đồng
Tại bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark (BV ĐHYD Shing Mark) luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn lipid máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác típ đái tháo đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do đái tháo đường gây ra.
Hãy liên hệ ngay vào Hotline : 02513.988.888 / qua Zalo page : 0972.454.088 hoặc đặt lịch tại trang fanpage của BV ĐHYD Shing Mark.

Các tin khác