Logo
BỆNH TRĨ LÀ GÌ? PHẪU THUẬT CẮT TRĨ CÓ BỊ TÁI LẠI KHÔNG?

BỆNH TRĨ LÀ GÌ? PHẪU THUẬT CẮT TRĨ CÓ BỊ TÁI LẠI KHÔNG?

Trĩ là một trong những bệnh lý rất phổ biến, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc, đồng thời cũng cần được chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lí vùng hậu môn trực tràng, cần điều trị sớm và tránh những biến chứng nặng nề về sau.

Theo chia sẻ của BS CKI Lâm Kim Ngân - Chuyên khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện ĐHYD Shing Mark

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH TRĨ?

Trĩ là bệnh lí gây ra do suy yếu mô đệm ở vùng hậu môn làm cho các búi mạch máu ở đây bị dãn ra và sa xuống dưới.  

Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ đó là:

- Lớn tuổi, thiếu hụt collagen làm hệ thống mô đệm vùng hậu môn suy yếu 

- Các công việc phải ngồi lâu như tài xế lái xe đường dài, nhân viên văn phòng, IT…, 

- Các bệnh lí hoặc tình trạng làm tăng áp lực ổ bụng như táo bón thường xuyên, phụ nữ có thai…, 

- Các bệnh lí đi đại tiện thường xuyên như hội chứng ruột kích thích

- Thói quen ăn nhiều thức ăn cay nóng nhiều tiêu ớt

- Thói quen đi cầu rặn nhiều làm tăng áp lực phân tống xuất qua lòng hậu môn…

DẤU HIỆU BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Hai triệu chứng thường gặp mà bệnh nhân tìm đến bác sĩ 

- Đi cầu ra máu: Máu đỏ tươi thường chảy ra sau phân, tuỳ theo mức độ mà máu chỉ dính trên giấy vệ sinh, chảy nhỏ giọt trên bồn cầu hoặc chảy máu thành tia. Nhưng bạn cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để thăm khám và phân biệt với các bệnh lí khác như ung thư hậu môn trực tràng, polip hậu môn trực tràng, nứt kẽ hậu môn…

- Triệu chứng hay gặp thứ hai là khối sa lồi vùng hậu môn, có thể thập thò ở vùng hậu môn khi đi tiêu, hoặc lồi hẳn ra ngoài phải dùng tay đẩy vào, nặng nề hơn là thường trực ở ngoài hậu môn

- Những dấu hiệu khác như là ngứa rát,cảm giác nặng, vướn víu, căng tức hoặc dịch ẩm ướt có mùi hôi ở vùng hậu môn cũng có thể gặp 

Đã rất nhiều trường hợp bệnh nhân tìm đến khi búi trĩ đã quá nặng và có biến chứng tắc mạch gây sưng đau dữ dội và nhiễm trùng làm cho việc điều trị khó khăn và dễ hẹp hậu môn sau này.Thậm chí bệnh nhân đã chảy máu rỉ rả lâu ngày làm thiếu máu mạn nặng và phải truyền máu. 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Không phải tất các bệnh nhân bị trĩ đều phải mổ mà tuỳ vào từng giai đoạn và bệnh nhân cụ thể mà có những phương pháp điều trị cụ thể phù hợp 

- Trĩ độ I-II (búi trĩ còn trong lòng hậu môn hoặc đã lồi ra nhưng tự thụt vào được) thường được điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giúp bền vững thành mạch, cũng như tư vấn kĩ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể là uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ bao gồm trái cây: lê, táo, chuối, thanh long, khoai lang…, rau củ như cần tây, bông cải xanh, rau đậm màu…, ăn nhiều thực phẩm giàu collagen như cá biển, tuỷ xương…, chất béo: dầu oliu, dầu hạt hướng dương…, ăn thực phẩm lên men tốt như yaourt , hạn chế thức ăn cay nóng nhiều tiêu ớt và hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cafe…, không ngồi lâu hoặc nên ngồi trên gối có lỗ tròn để tránh tì đè mạch máu vùng hậu môn

- Trĩ độ III - IV (búi trĩ sa to phải dùng tay đẩy vào hoặc nằm thường trực ngoài hậu môn) thì có chỉ định can thiệp, các biện pháp đó là chích xơ, cột dây thun, phẫu thuật phương pháp Millian Morgan, phẫu thuật bằng máy cắt trĩ Longo. Ngày nay, phương pháp cắt trĩ Longo đang được ưa chuộng vì sau mổ không đau, hồi phục nhanh và xuất viện sớm. 

LIỆU MỔ TRĨ CÓ BỊ TÁI PHÁT LẠI NỮA KHÔNG?

Như đã trình bày, trĩ là do sự suy yếu mô đệm vùng hậu môn nên nếu sau mổ chúng ta vẫn không ăn uống và sinh hoạt hợp lí, thúc đẩy quá trình suy yếu lớp mô đệm thì vẫn có khả năng bị trĩ lại, nên việc điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống sinh hoạt là rất cần thiết

Tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, luôn sẵn sàng khám và tư vấn tận tình cho quý bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán chuẩn xác và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác