Logo
BỆNH MẠCH VÀNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

BỆNH MẠCH VÀNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

Bệnh mạch vành hay còn gọi là thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp nhất tại tim và cũng là nguyên nhân gây tử xong hàng đầu ở cả nam và nữ trên hế giới cũng như ở Việt Nam.

(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ Bác sĩ Lê Thị Thu Thủy - Chuyên gia Nội Tim mạch Bệnh viện ĐHYD Shing Mark)

1.      Động mạch vành là gì? Chức năng động mạch vành

Hệ động mạch vành gồm có 2 nhánh chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (khoảng 1 - 3cm) rồi chia thành hai nhánh là động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Các nhánh này lại chia thành các nhánh nhỏ dần, phân chia tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim.

Ở những người mắc bệnh mạch vành, lòng động mạch vành bị hẹp lại do sự hình thành của các mảng bám trên thành mạch, làm dòng máu đi tới cơ tim giảm sút. Lúc này, cơ tim không nhận đủ oxy và người bệnh xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực. Tên gọi khác của căn bệnh này là bệnh mạch vành tim, và cách gọi phổ thông là bệnh tim thiếu máu cục bộ hay bệnh tim.

2.     Vậy bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong (Xơ vữa động mạch),dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Lưu lượng máu và oxy đến tim giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu cơ tim).

Khi bệnh mạch vành tiến triển, sẽ có các biến chưng nguy hiểm như:

Nhồi máu có tim cấp: Xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn gần như hoàn toàn khiến  cơ tim k đủ lượng máu đến nuôi dẫn đến suy tim cấp, choáng tim, rối loạn nhịp tim thậm chí tử vong.

Suy tim: Xảy ra do thiếu máu cơ tim kéo dài hoặc do hậu quả của nhồi máu cơ tim. Lúc này cơ tim trở nên quá yếu và không thể co bóp được dể máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Rối loạn nhịp tim: Khi cơ tim bị thiếu máu trong rối loạn thời gian dài có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim khiến tim đập không đều như bình thường. Rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là rung nhĩ, đưa đến hậu quả suy tim và hình thành nên các cục máu đông ở trong tim gây các bệnh lý thuyên tắc trong cơ thể. Ngoài ra, có thể gặp các rối loạn nhịp tim nguy hiểm khác như cơn nhịp nhanh thất hoặc rung thất...

3.     Biểu hiện của bệnh mạch vành là gì?

Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh là những cơn đau thắt ngực. Bệnh nhân có thể có cảm giác đau như bị bó chặt, đè nặng hoặc đau nhói như châm. Đôi khi có thể có cảm giác nóng rát, bốc hỏa ở tâm ngực bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác ngạt thở. Cơn đau thường lan tỏa xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên phía hai vai hoặc dọc cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân thường thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi, mệt ở ngực kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.Thời gian cơn đau xuất hiện thường rất ngắn, 10 – 30 giây hoặc vài phút.

4.     Những ai có nguy cơ mắc bệnh mạch vành?

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

Tuổi (nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi): Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành;

Giới tính: Thông thường thì nam là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ trong các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, nữ giới sau mãn kinh lại có nguy cơ bệnh động mạch vành cao hơn;

Tiền sử gia đình: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ cao hơn đối với người có bố mẹ, ông bà hay anh chị mắc các tai biến về tim mạch.

Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành dễ dàng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,...

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ: Rối loạn này khiến bạn liên tục ngưng thở và bắt đầu thở khi đang ngủ. Nồng độ Oxy trong máu giảm đột ngột xảy ra khi ngưng thở  lúc ngủ làm tăng huyết áp và có thể dẫn đến bệnh mạch vành.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

Cuộc sống lười vận động: Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không luyện tập thể dục đều đặn, ít vận động, sẽ có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan;

Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ugn thư thực quản...;

Nghiện rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cục bộ cơ tim và làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

5.     Cách điều trị bệnh mạch vành

Thay đổi lối sống

-            Cai thuốc lá và tránh khói thuốc;

-            Không uống rượu, bia;

-            Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… và giảm ăn mặn;

-            Luyện tập thể dục đều đặn: Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… đều đặn 30 phút mỗi ngày. Nên có chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ cũng như bài tập thể dục dành cho bệnh nhân có bệnh tim mạch;

-            Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu.

-            Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp nhận thấy việc thay đổi lối sống là không đủ để điều trị bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tiên lượng bệnh nhân

Các phương pháp y học hiện đại

Nong mạch và đặt Stent mạch vành: là phương pháp can thiệp truyền thống dành cho bệnh mạch vành tắc hẹp nặng. Nếu tỷ lệ tái hẹp sau khi nong mạch quá cao, người bệnh sẽ được đặt stent mạch vành, giúp giảm tỷ lệ hẹp mạch vành xuống chỉ còn tối đa 20%.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: thường áp dụng cho những trường hợp hẹp nhiều nhánh không thể nong và đặt giá đỡ. Người ta nối  ở đoạn trước và sau chổ hẹp bằng một nhánh mạch máu khác để máu vẫn lưu thông mà không cần qua chổ hẹp.

Tái thông bằng laser: đây là cách thức điều trị hổ trợ, thường sử dụng để làm giảm cơn đau thắt ngực khi mà bệnh nhân không thể tái thông mạch máu bằng đặt giá đỡ và phẩu thuật bắt cầu động mạch vành. Để thực hiện phẩu thuật này người ta sẽ sử dụng laser để tạo các kênh nhỏ xuyên qua cơ tim từ đó máu có thể đến được vùng cơ tim thiếu máu.

6.     Phương pháp phát hiện sớm bệnh mạch vành.

Tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark, chúng tôi hiện có những phương pháp thăm dò hiện đại giúp ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh như sau:

-            Điện tâm đồ: Có thể giúp bác sĩ xác định liệu bạn có bị bệnh tim hay không.

-            Siêu âm tim: Giúp bác sĩ xác định sớm các dấu hiệu thiếu máu cơ tim thấy được trên cơ tim

-            Điện tâm đồ gắng sức: Đây là phương pháp chi phí thấp, tiện lợi được lựa chọn đầu tiên để phát hiện bệnh mạch vành.

-            Chụp MSCT mạch vành: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp đánh giá mức độ hẹp của động mạch vành.

-------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

-------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

Các tin khác