Logo
BỆNH LAO MÀNG BỤNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH LAO MÀNG BỤNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Lao màng bụng là bệnh lao hiếm gặp nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng ThS. BS Trương Bảo Anh Thy tìm hiểu bệnh lao màng bụng thông qua bài viết dưới đây nhé!

Lao màng bụng là gì?

Lao màng bụng là một thể bệnh lao ngoài phổi, thường thứ phát sau lao phổi, bệnh do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào màng bụng

Bệnh này xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng phổ biến nhất thường là ở người trẻ dưới 40 tuổi và đặc biệt là nữ giới. Theo các nghiên cứu trong nước, bệnh nhân nữ chiếm 75%, còn theo các nghiên cứu nước ngoài bệnh nhân nữ chiếm 90%.

Có tổng cộng 3 con đường mà vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào màng bụng:

a. Đường máu: là đường lan truyền chính của vi khuẩn

b. Đường bạch huyết: Từ tổn thương lao ở ruột, hạch mạc treo, theo hệ thống bạch huyết vi khuẩn lan tràn tới màng bụng. Cùng bằng đường bạch huyết, vi khuẩn có thể lan tràn từ lao màng phổi đến lao màng bụng vì hệ thống bạch huyết màng phổi và màng bụng lưu thông với nhau qua cơ hoành

c. Đường tiếp cận: tổn thương lao ở đường tiêu hóa như ruột, hạch mạc treo ruột hoặc ở đường sinh dục như tử cung, vòi trứng, buồng trứng… tiến triển, vi khuẩn xâm nhập vào màng bụng

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao màng bụng

a. Lao màng bụng thể cổ trướng tự do

- Sốt nhẹ 380C kéo dài, thường về chiểu tối, ăn uống kém, gầy sút

- Đau bụng âm ĩ kéo dài hoặc đau từng cơn, vị trí đau thường không rõ ràng

- Hội chứng cổ trướng tự do: Bụng bè ngang, rốn lồi ở tư thế nằm, da bụng căng…

b. Lao màng bụng thể loét bã đậu: Lao màng bụng thể loét bã đậu thường là giai đoạn tiếp theo của thể cổ trướng tự do

- Sốt liên tục kéo dài, 390C – 400C

- Thể trạng suy sụp, mệt mỏi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ

- Đau bụng từng cơn, có khi dữ dội

- Buồn nôn, nôn

- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: tiêu chảy, xen kẽ những đợt táo bón

- Đi cầu phân có máu

- Nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh, vô kinh…

- Bụng trướng to hình bầu dục, trục lớn theo trục dọc cơ thể

- Bụng có vùng cứng xem kẽ vùng mềm

Đây là một thể nặng, bệnh nhân có thể tử vong do suy mòn, do biến chứng nặng ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ nặng hơn khi có lao phổi, lao cơ quan khác

c. Lao màng bụng thể xơ dính: là giai đoạn tiếp theo của lao màng bụng cổ trướng hoặc loét bã đậu

- Sốt, mệt mỏi

- Đau bụng khu trú, táo bón…

- Có thể xoắn ruột, bán tắc ruột hoặc tắc ruột

- Bụng không trướng mà nhỏ lại do xơ tiến triển, bụng lõm

Cách điều trị bệnh lao màng bụng

Điều trị bệnh lao màng bụng bằng cách sử dụng thuốc kháng lao đúng phác đồ

Cách phòng ngừa bệnh lao màng bụng

Để phòng ngừa bệnh lao màng bụng cần:

- Khám phát hiện sớm lao phổi và các lao khác ngoài phổi, cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị lao, tránh bỏ thuốc.

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Các tin khác