Logo
VIÊM TỤY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

VIÊM TỤY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tụy là một tạng nằm trong phúc mạc phía trên cột sống ngang mức L1- L2, giữa tá tràng và lách, sau dạ dày, phía trước các mạch máu lớn. Tụy gồm 3 phần: đầu, eo, thân và đuôi tụy. Tụy dài 16-20mm, cao 4- 5cm, dày 2-3cm. Tụy có chức năng nội tiết (tiết insulin để kiểm soát đường huyết) và chức năng ngoại tiết (tiết các men tiêu hóa)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sí CKII Lý Thị Mỹ Dung - Chuyên gia Nội Tổng Quát, Bệnh viện ĐHYD Shing Mark.

1.     Viêm tụy là gì?

Viêm tụy là một bệnh lý mà trong đó tụy bị viêm. Bình thường các enzym được tụy tiết ra ở dạng không hoạt động, khi bài tiết vào ruột chúng mới được kích hoạt và trở nên hoạt động.Tổn thương tụy xáy ra khi các enzym tiêu hóa được kích hoạt trước khi được giải phóng vào trong ruột và tấn công tuyến tụy.

Có 2 thể viêm tụy: Viêm tụy cấp và Viêm tụy mạn.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột diễn ra trong thời gian ngắn, có thể ở mức độ trung bình đến nặng đe dọa tính mạng. Phần lớn những bệnh nhân bị viêm tụy cấp hồi phục hoàn toàn nếu điều trị đúng.

Việm tụy mạn là tình trạng viêm tụy diễn ra lâu dài, phần lớn xảy ra sau giai đoạn viêm tụy cấp.

2.     Nguyên nhân của viêm tụy

-                        Do rượu: hiện nay nguyên nhân này là thuờng gặp nhất.

-                        Tắc nghẽn: sỏi ống mật chủ, u tụy (dạng nang, hoặc u ác tính) hay u vùng vater, giun chui ống mật hoặc dị vật...

-                        Sau phẫu thuật vùng quanh tụy, sau can thiệp nội soi mật - tụy ngược dòng.

-                        Do chấn thương đụng dập vùng tụy.

-                        Do rối loạn chuyển hóa như: tăng triglycerid máu, tăng canxi máu.

-                        Các nguyên nhân khác: Nhiễm vi khuẩn, virus, độc chất hoặc thuốc. (azathioprin, mercaptopurin, tetracyclin, ethylalcol, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ...)...

-                        Khoảng 20 – 30% số người viêm tụy mạn thì không tìm ra được nguyên nhân.

3.      Những triệu chứng của viêm tụy là gì?

·        Các triệu chứng của viêm tụy cấp:

Đau bụng: chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên.

Nôn và buồn nôn: thường xảy ra sau đau, nôn xong không đỡ hay hết đau.

Chướng bụng và bí trung đại tiện: Là triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp thể hoại tử nặng;

Ngoài ra tùy bệnh cảnh bệnh nhân có thể có: rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu hoặc vô niệu…

·        Các triệu chứng của Viêm tụy mãn:

Triệu chứng của viêm tụy mạn tương tự viêm tụy cấp, bệnh nhân thường có cảm giác đau dai dẳng vùng bụng trên lan ra sau lưng. Những triệu chứng khác là tiểu chảy và sụt cân do sự kém hấp thu thức ăn. Nguyên nhân là do tuyến tụy bị viêm gây suy giảm khả năng điều tiết enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

4.     Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Thông thường, biến chứng do bệnh viêm tụy gây nên rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh viêm tụy mạn có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

-                         Thận bị tổn thương

-                         Nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến tụy

-                         Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

-                         Suy dinh dưỡng

Bên cạnh đó, viêm tụy cấp lại có khả năng gây khó thở. Bệnh còn có thể kéo theo tình trạng u nang giả tụy phát sinh. Những khối u này thường lành tính và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng vỡ ra sẽ gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng, đôi khi còn trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

5.     Chẩn đoán viêm tụy như thể nào?

Để chẩn đoán viêm tụy cấp, bác sĩ đo nồng độ trong máu 2 enzym tiêu hóa là amylase và lipase. Nồng độ 2 enzym cao gợi ý viêm tụy cấp.

Bác sĩ có thể làm những xét nghiệm khác như:

-                         Xét nghiệm chức năng tuyến tụy để xem tuyến tụy có tạo đủ lượng enzym tiêu hóa không.

-                         Xét nghiệm dung nạp đường để đánh giá mức độ tổn thương tế bào tạo insulin.

-                         Siêu âm, CT scan, và MRI để đánh giá tuyến tụy về hình ảnh và tìm kiếm nguyên nhân.

-                         Chụp mật tụy ngược dòng để đánh giá ống mật và ống tụy.

-                         Sinh thiết tuyến tụy.

-                         Bác sĩ có thể sử dụng máu, nước tiểu và phân để làm xét nghiệm xác định nguyên nhân.

6.     Phòng ngừa viêm tụy.

-                         Hạn chế uống bia, rượu hoặc các loại thức uống chứa cồn tương tự

-                         Bỏ thói quen hút thuốc lá

-                         Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cố gắng giảm cân nếu cần thiết

-                         Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng với những thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và ít tinh bột. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật, một trong những nguyên nhân chính gây viêm tụy cấp.

Các tin khác