Logo
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN NHƯNG KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN NHƯNG KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hoá của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn ...

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là bệnh diễn biến thầm lặng, kéo dài. Ở lứa tuổi nào hay giới tính nào đều có thể mắc phải. Trào ngược dạ dày để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. 

   1.Trào ngược dạ dày là gì?

     Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến lớp niêm mạc thực quản bị kích thích

   2.Những ai nên đi khám bệnh?

     Những người mà có những dấu hiệu sau nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám:

-Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

-Buồn nôn

-Đau tức ngực thượng vị

-Khó nuốt

-Khàn giọng và ho

-Miệng tiết nhiều nước bọt

-Có cảm giác đau tức vùng ngực

   3.Nguyên nhân của trào ngược dạ dày?

     Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày chủ yếu đến từ hai nguyên nhân: sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.

*Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

- Thói quen sinh hoạt dung các chất kích thích và gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá,…

- Các bệnh lý: bệnh lý di truyền; bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ;…

* Dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày:

- Thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

- Bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày; ung thư dạ dày,…

*Một số nguyên nhân khác:

- Thừa cân béo phì

- Stress

- Phụ nữ mang thai

   4.Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày?

     Để điều trị được bệnh trào ngược dạ dày người bệnh:

* Phải thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn một cách hợp lý:

-Ăn từng bữa nhỏ

-Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chua cay

-Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích

-Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn

-Thư giãn giảm stress

*Phẫu thuật:

Trong nhiều trường hợp sử dụng thuốc không giải quyết được nguyên nhân hoặc có sử dụng nhưng những tổn thương ở niêm mạc thực quản có thể tiếp tục phát triển. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để chữa dứt điểm

     Hiện nay, tại khoa Nội Tổng hợp và Khu Thăm dò chức năng của Bệnh viện ĐHYD Shing Mark có đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh chẩn đoán và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, tư vấn miễn phí chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc đúng cách.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác