Logo
LOÃNG XƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

LOÃNG XƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Xương bị loãng dễ gãy hơn bình thường, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể làm xương bị gãy nặng.

Loãng xương có thường gặp hay không?

Nguy cơ loãng xương thay đổi tùy từng người nhưng chắc chắn gia tăng theo số tuổi:

-         Trong độ tuổi từ 50 - 90 tuổi, có 58 % phụ nữ có nguy cơ.

-         Trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi, có 74 % phụ nữ có nguy cơ.

-         Từ 70 tuổi trở lên, có 92 % phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương.

Những yếu tố liên quan đến loãng xương.

-         Yếu tố di truyền (60 - 80 %).

-         Lượng nội tiết tố trong cơ thể của mỗi người. Nội tiết tố nữ là oestrogen, nội tiết nổ nam là testosterone.

-         Hoạt động vận động thường xuyên.

-         Thức ăn hằng ngày, nhất là các sản phẩm từ sữa,

-         Tiếp xúc với ánh sang.

Nguyên nhân của loãng xương.

Nguyên nhân có thể thay đổi:

-         Ít hoạt động

-         Hút thuốc lá, uống rượu nhiều

-         Nhẹ cân

-         Ít ăn những thứ ăn giàu canxi

-         Thường hay bị té ngã.

Nguyên nhân không thể thay đổi:

-         Tuổi trên 60, phái nữ

-         Chủng tộc người da trắng và Đông Nam Á có nguy cơ loãng xương cao

-         Có cha mẹ hay ông bà bị loãng xương hoặc một người trong gia đình có gãy xương vì loãng xương.

-         Người có vóc dáng nhỏ.

-         Chậm đến tuổi dậy, thì tắc kinh sớm hoặc kinh nguyệt thất thường

-         Từng bị gãy xương do loãng xương xương

-         Mắc các bệnh khác như thấp khớp, bệnh gan mạn hoặc bệnh thận mạn.

-         Tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp hoạt động không bình thường hoặc đã từng được điều trị bằng yếu tố giúp giáp trạng.

-         Thuộc phái nam nhưng có lượng tiết tố nam thấp

-         Được chữa trị lâu dài bằng thuốc có chứa chất corticosteroids.

Các triệu chứng của loãng xương

Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, không triệu chứng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Đau và mất nhiều cao chiều cao là những triệu chứng chính của loãng xương và thường do gãy xẹp thân đốt sống.

Chuẩn đoán loãng xương

Bác sĩ thường dựa vào:

-         Tuổi tác, giới tính, đo chiều cao, tiền xử gãy xương của bản thân và gia đình

-         Các đặc điểm về thói quen sinh hoạt

-         X-quang: thấy hình ảnh xương thưa, loãng; đốt sống bị lún ở nhiều đốt, thân đốt sống giảm chiều cao và biến dạng, có hình ảnh giống thấu kính hai mắt lõm hay hình chêm

-         Đo mật độ xương

Ý nghĩa của kết quả đo mật độ xương

Kết quả sẽ cho người đo độ T (T-score) và độ Z (Z-score). T-score là đồ đặc của xương được đo so sánh với một người trẻ và khỏe mạnh. Z-score được dùng để so sánh độ đặc xương của người đo với độ đặt xương của những người cùng lứa tuổi và giới tính.

Nếu T-score từ -1 trở lên nghĩa là xương của người đó bình thường.

Nếu T-score từ -1 đến trừ 2,5 nghĩa là người đo chưa bị chứng loãng xương, nhưng xương có độ đặc thấp (thiếu xương) và nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa cho xương khỏi bị hao mòn.

Nếu T-score từ -2,5 trở xuống nghĩa là người đó đã bị chứng loãng xương và cần thảo luận với bác sĩ về việc điều trị

Điều trị loãng xương

Mục địch chính có điều chi loãng xương là ngăn ngừa xương bị mất thêm và tránh gãy xương. Những biện pháp điều trị bao gồm:

-         Bổ xung đầy đủ lượng canxi và vitamin D vào cơ thể hằng ngày.

-         Hoạt động thể lực thích hợp và đều đặn.

-         Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu bia nhiều

-         Tránh té ngã

-         Dùng thuốc làm tăng mức độ xương (thuốc có chức năng tạo xương hay chống huỷ xương)

Bổ xung canxi và vitamin D

Canxi đóng vai trò quan trọng trong duy trì khối xương. Sau 50 tuổi, lượng canxi cần hằng ngày 1200mg. Cần sử dụng những thực phẩm giàu canxi như sữa ít béo, phô mai, sữa chua. Nếu không đưa vài cơ thể đủ lượng canxi qua chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cần được kê toa bổ xung thuốc canxi một cách thích hợp.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi. Sau 50 tuổi, vitamin D cần mỗi ngày từ 600 đến 800 ui. Vitamin D cần được sản xuất từ da khi tiếp súc trực tiếp anh nắng mặt trời. Thông thường thì cho da vùng cánh tay, bàn tay và mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần một tuần là đủ.

Những lời khuyên giúp tránh té ngã

1.         Sàn nhà: dẹp bỏ tất cả những dây nhợ nằm trên sàn. Cảm thấy được nêu chặt xuống sàn nhà và phải phấn chấn sàn gạch quá trơn bóng. Đồ nội thất phải để nơi quen thuộc.

2.         Phòng tắm: lắp đặt tay vịn và dải băng chống trợt trong bồn tắm, nơi đứng tắm

3.         Hệ thống chiếu sang: đảm bảo đủ ánh sáng trong sảnh, trên cầu thang, lối đi,...

4.         Giày dép: nên chọn giày dép có kích thước vừa vặn, tránh mang giày cao gót. Trong nhiều trường hợp, té ngã có thể dễ xảy ra hơn do dùng do dùng thuốc như thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tăng huyết áp,… Giảm thị lực, thính lực, sức cơ, sự phối hợp vận động - phản xạ và những bệnh ảnh hưởng đến sự thăng bằng đều có thể làm té ngã.

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Nếu đang bị loãng xương và dù bị gãy xương rồi thì cũng không phải là quá muộn để điều trị loãng xương. Trên thị trường hiện nay, có nhiều thuốc làm giảm hủy xương và/hoặc tăng tạo xương như thuốc nhóm biphosphonate, thuốc điều hoà kích thích tố nữ, hormone thay thế, caltitonin,... Mỗi loại thuốc có chỉ định riêng người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc hợp nhất và hiệu quả nhất cho mình.

Hậu quả của loãng xương

Hậu quả đáng ngại nhất của loãng xương là gãy xương gây đau đớn, mất khả năng vận động sinh hoạt tối thiểu.

Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong.

Mãn kinh và loãng xương

Giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ có thể bị mất 1 - 2 % các tế bào xương mỗi năm do cơ thể sản xuất ít đi nội tiết tố nữ.

Gia đoạn mãn kinh, lượng nội tiết tố nữ do cơ thể sản xuất giảm từ 2 - 4 % mỗi năm, đặc biệt là từ 5 - 10 năm đầu sau khi mãn kinh.

Tình trạng xương bị mất do mãn kinh kéo dài khoảng 15 - 20 năm. Lượng xương bị mất thay đổi tùy theo từng người, có nhiều người lên tới 30 % tế bào xương của cơ thể.

Nếu vì lý do nào đó dẫn đến bị mãn kinh sớm hơn, tế bào xương trong cơ thể sẽ mất sớm hơn. Người bệnh có nên thảo luận với bác sĩ về việc ngừa loãng xương càng sớm càng tốt.

------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

-------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

 

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

Các tin khác