Logo
DỰ BÁO NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT TỪ PHÒNG XÉT NGHIỆM ĐẾN ỨNG DỤNG LÂM SÀNG

DỰ BÁO NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT TỪ PHÒNG XÉT NGHIỆM ĐẾN ỨNG DỤNG LÂM SÀNG

Chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn thiêng liêng, mẹ bầu cần cảnh giác trước chứng tiền sản giật với những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Tổng quan về tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng cơ quan tiến triển trong suốt nửa sau của thời kỳ mang thai. Các tính chất đặc trưng gồm có tăng huyết áp, protein niệu hoặc không có protein niệu nhưng có các dấu hiệu rối loạn chức năng các cơ quan của mẹ.

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg ở ≥ 2 lần đo trong 4 giờ, phát hiện sau  20 tuần ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.

Protein niệu là sự hiện diện ≥300 mg protein trong nước tiểu 24 giờ hoặc tỉ số protein/creatinine niệu ≥30 mg/mmol hoặc hai lần đọc tối thiểu là ++ khi phân tích nước tiểu giữa dòng hoặc lấy nước tiểu qua catheter.

Trong TSG chồng chất trên nền tăng huyết áp mạn tính (có tiền sử tăng huyết áp trước khi thụ thai hoặc xuất hiện tăng huyết áp trước 20 tuần),protein niệu hoặc rối loạn chức năng các cơ quan mẹ sẽ xuất hiện sau 20 tuần. 

Rối loạn chức năng cơ quan mẹ được định nghĩa bằng sự xuất hiện của một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Suy thận – creatinine huyết thanh ≥90 μmol/L.
  • Rối loạn chức năng gan – nồng độ men gan trong huyết thanh  cao (≥2 lần so với giới hạn trên của khoảng bình thường) và/hoặc đau tức vùng bụng trên liên tục không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Biến chứng thần kinh - sản giật, đột quỵ, lơ mơ, tăng phản xạ gân xương kèm với giật rung, đau đầu nặng kèm tăng phản xạ gân xương, mù hoặc nhìn mờ liên tục.
  • Biến chứng chảy máu - số lượng tiểu cầu <150,000/dL, hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) hoặc tan máu.

2. Ảnh hưởng của TSG

TSG là nguyên nhân hàng đầu của tử vong mẹ, tử vong thai nhi và các dị tật bẩm sinh. Có trên 50,000 trường hợp tử vong mẹ hàng năm trên thế giới do ảnh hưởng của TSG. Những biến chứng nặng nhất, có thể dẫn đến tử vong mẹ, bao gồm sản giật (co giật hoặc lơ mơ ở những sản phụ có tiền sản giật),xuất huyết não hoặc đột quỵ, hội chứng đông máu rải rác lòng mạch lan toả (DIC) và hội chứng HELLP (tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu). Những biến chứng nặng khác bao gồm phù não, nhìn mờ, suy thận, suy gan hoặc phù phổi (theo FMF)

3. Sinh lý bệnh học của TSG

4. Ứng dụng của PlGF trong quản lý Tiền sản giật

Placental growth factor (PLGF)

PlGF được tổng hợp bởi nhau thai và có chức năng tạo mạch. Ở những thai kỳ TSG, PLGF huyết thanh thấp hơn so với thai kỳ bình thường và sự suy giảm này là kết quả của tình trạng thiếu oxy  nhau thai.

Ở thai kỳ bình thường, nồng độ PLGF huyết thanh phụ thuộc vào các yếu tố mẹ và loại máy dùng để đo lường. Do đó, để sử dụng có hiệu quả trong việc sàng lọc thì các biến số này cần phải hiệu chỉnh thành giá trị MoM.

Ở những thai kỳ có TSG, PLGF giảm xuống và điểm phân cắt các giá MoM bình thường ở tuổi thai sớm lớn hơn giai đoạn muộn mà thời điểm đó việc chuyển dạ do TSG trở nên cần thiết. Do đó, hiệu quả sàng lọc TSG sẽ tốt hơn cho TSG non tháng hơn TSG đủ tháng.

Có thể tiến hành sàng lọc TSG trên toàn bộ dân số bằng cách kết hợp các yếu tố mẹ, huyết áp trung bình, trở kháng động mạch tử cung và PLGF.

5. Thực tế tại khoa xét nghiệm bệnh viện Shing mark

Hệ thống xét nghiệm cobas ROCHE: Cho kết quả xét nghiệm PLGF trong vòng 60 phút và kết hợp với tiền sử mẹ, huyết áp trung bình và đo trở kháng động mạch tử cung được tính toán nguy cơ dựa trên Thuật toán FMF để cho ra kết quả.

6. Kết luận

TSG-SG hiện nay vẫn là một trong số những nguyên nhân liên quan tử vong mẹ và thai trực tiếp chiếm hàng đầu trong Sản khoa.

• PLGF giúp sàng lọc trong qúy 1 giúp tiên lượng ngắn và dự phòng kết cục xấu 

• Phát hiện sớm, dự phòng kịp thời cùng theo dõi và kết thúc thai kỳ ở thời điểm thích hợp là mô hình giúp quản lý bệnh lý TSG _SG hiện nay

Ths. Hoàng Văn Hậu - Trưởng Khoa Xét Nghiệm

Bệnh viện ĐHYD Shing Mark


Tài liệu tham khảo:
Tranquilli AL, Dekker G, Magee L, Roberts J, Sibai BM, Steyn W, Zeeman GG, Brown MA. The classification, diagnosis and management of the hypertensive disorders of pregnancy: A revised statement from the ISSHP. Pregnancy Hypertens 2014; 4: 97-104.

Levine RJ, Maynard SE, Qian C, Lim KH, England LJ, Yu KF, Schisterman EF, Thadhani R, Sachs BP, Epstein FH, Sibai BM, Sukhatme VP, Karumanchi SA. Circulating angiogenic factors and the risk of preeclampsia. N Engl J Med 2004; 350: 672-83.

Tsiakkas A, Duvdevani N, Wright A, Wright D, Nicolaides KH. Serum placental growth factor in the three trimesters of pregnancy: effects of maternal characteristics and medical history. Ultrasound Obstet Gynecol 2015; 45: 591-8.

Tsiakkas A, Cazacu R, Wright A, Wright D, Nicolaides KH. Maternal serum placental growth factor at 12, 22, 32 and 36 weeks gestation in screening for pre-eclampsia. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47: 472-7.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác