Logo
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thanh đạm, trong đó không thể thiếu nhóm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, acid amin,...

Người bị đái tháo đường luôn phải tuân thủ chế độ ăn khắt khe nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, điều chỉnh ổn định đường huyết. Đái tháo đường không thể điều trị dứt điểm, vì vậy người bệnh phải duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng nặng nề cho tim mạch và thần kinh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tắc mạch chi hay biến chứng trên mắt như bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm có thể gây mù lòa; trên thận như suy giảm chức năng thận; rối loạn chức năng miễn dịch thường dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.

Với những biến chứng nguy hiểm, đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khỏe cộng đồng. Để góp phần can thiệp vào các yếu tố nguy cơ nhằm hạn chế các biến chứng của căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản trong điều trị đái tháo đường 

Mục tiêu điều trị dinh dưỡng :

- Đạt và duy trì cân nặng

- Đạt các mục tiêu về đường huyết, huyết áp, và mỡ máu

- Làm chậm xuất hiện hay ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường

- Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cá nhân dựa trên sở thích và văn hóa, hiểu biết về sức khỏe và khả năng tính toán, khả năng tiếp cận được thức ăn lành mạnh, sự sẵn sàng và khả năng thay đổi hành vi và các rào cản để thay đổi.

Mô hình ăn uống, phân bố đại dưỡng chất cho người bệnh đái tháo đường

Trong thực tế cuộc sống hiện nay việc chuẩn bị khẩu phần ăn chi tiết cho bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp nhiều khó khăn do thời gian hạn hẹp, khả năng tính toán của người bệnh hạn chế, đặc biệt là người bệnh lớn tuổi hoặc người bận bịu công việc làm ăn sinh kế nên thường phải ăn ở hàng quán bên ngoài. Sau đây bs sẽ hướng dẫn một phương pháp đơn giản giúp người bệnh có thể nhanh chóng ước lượng khẩu phần ăn của mình Phương pháp đĩa thức ăn (Plate Method) là cách ăn đơn giản để tạo ra bữa thức ăn đủ dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết.

CÁCH CHIA ĐĨA THỨC ĂN Dùng một đĩa chứa thức ăn có đường kính 20cm –25cm là đĩa mà chúng ta thường đĩa ăn cơm ở tiệm

4 Bước đơn giản tạo nên đĩa thức ăn cho người đái tháo đường

Bước 1: Chia đĩa làm đôi và 1/2 đĩa chứa rau củ 

Các loại rau củ chứa ít carbohydrate vì vậy không làm tăng đường nhiều. Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là những thành phần quan trọng để tạo nên bữa ăn khỏe mạnh. Rau củ không hạn chế cho bệnh nhân đái tháo đường, do vậy nên tăng cường hóm thực phẩm này. Rau củ còn có tác dụng giảm đường huyết sau ăn cho người bệnh đái tháo đường.

Chú ý: Nhóm khoai: khoai lang, khoai tây, khoai mỡ…không thuộc nhóm rau củ ít tinh bột này

1/2 ĐĨA LÀ RAU CỦ QUẢ ÍT TINH BỘT

- Các loại rau củ ít tinh bột mà bạn có thể tham khảo 

  • Măng tây o Bông cải xanh hoặc súp lơ trắng o Bắp cải 
  • Cà rốt o Rau cần tây 
  • Quả dưa chuột
  • Cà tím
  • Các loại rau xanh nhiều lá như cải xoăn, cải thìa, cải bẹ xanh o Nấm 
  • Đậu bắp Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tuyết 
  • Ớt: như ớt chuông và ớt cay
  • Rau xanh như rau diếp, rau bina… 
  • Các loại họ Bí như bí xanh, bí vàng, su su, bí Cà chua

Bước 2: Thịt, cá, trứng, tàu hũ, nấm vv.. được chia vào 1/4 đĩa 

1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: trong đó 1/4 đĩa còn lại chứa Thịt, cá, trứng, tàu hũ, nấm vv.. Thực phẩm chứa nhiều protein như cá, gà, thị bò nạc, sản phẩm từ đậu nành và bơ đều được xem là nhóm ” thực phẩm nhiều protein”. Thực phẩm nhiều protein, đặc biệt có nguồn gốc từ động vật thường có nhiều mỡ bão hòa, làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Các loại thực ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật như đậu, rau, đậu nành…

- Các nhóm thực phẩm nhiều protein: 

  • Gà, gà tây và trứng
  • Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi, hoặc cá kiếm.
  • Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, trai hoặc tôm hùm. 
  • Thịt bò nạc như sườn, hoặc thăn. o Thịt lợn nạc như thịt thăn hoặc thăn lưng.
  • Thịt nạc nguội Phô mai và phô mai tươi. 
  • Nguồn protein từ thực vật: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chứa nhiều protein Các loại hạt và bơ hạt, đậu phụ ( đậu hủ )

Bước 3: Nhóm thực phẩm tinh bột được chia vào 1/4 đĩa còn lại

Các nhóm thực phẩm nhiều carbohydrate bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, nhóm rau củ nhiều tinh bột ( như các loại khoai),hạt, trái cây, sữa , sữa chua. Đây là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều nhất, là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế. Chỉ cần bạn giữ nhóm thực phẩm này trong 1/4 đĩa thức ăn thì việc tăng đường huyết sau ăn sẽ không đáng lo.

- Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate: 

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hạt đậu biếc, bỏng ngô, hạt quinoa và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì, mì ống, bánh ngô) 
  • Các loại rau chứa nhiều tinh bột như bí ngô, bí bơ, đậu xanh, củ cải tây, chuối tây, khoai tây, bí ngô và khoai lang 
  • Đậu và các loại đậu như đậu đen, đậu tây, pinto, và đậu garbanzo 
  • Trái cây và trái cây khô 
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và các sản phẩm thay thế sữa (tức là sữa đậu nành)

Bước 4: Chọn nước uống: nước lọc hay nước ít năng lượng 

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì nó không chưa năng lượng hay carbohydrate, do vậy không tác động đến mức đường huyết

Các lựa chọn thức uống không hoặc ít calo khác bao gồm:

  •  Trà không đường (nóng hoặc đá)
  •  Cà phê không đường (nóng hoặc đá)
  •  Soda hoặc các loại nước uống dành cho người ăn kiêng: Diet soda

 

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác