Logo
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Tình hình thực tế hiện nay Dựa vào dấu hiệu gia tăng số ca bệnh sốt xuất huyết trong năm, các chuyên gia dự đoán năm 2022 bệnh sốt xuất huyết sẽ rất phức tạp, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành dịch, đỉnh dịch khoảng tháng 6-7. Một số tỉnh/TP nằm trong danh sách có tỉ lệ ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh gồm: Khu vực Đông Nam Bộ (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương),Tây Nam Bộ (Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Tiền Giang). Đặc biệt tại Đồng Nai, những ngày gần đây số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh, trong đó có cả các trường hợp sốc sốt xuất huyết, phải lọc máu, truyền dịch cao phân tử. Những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là Tân Phú, Biên Hòa, Định Quán. (Báo Đồng Nai điện tử, Thứ Hai, 09/05/2022 (GMT+7)

 

Vậy thì Bệnh Sốt Xuất Huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lay từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn **Aedes aegypti truyền virus dengue là tác nhân gây bệnh .

Sốt xuất huyết có 2 dạng chính:

  • Dạng nhẹ : gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, nhức đầu.
  • Dạng nặng có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tuột huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Căn bệnh này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và cần được quan tâm.

Nguyên nhân gây ra Sốt Xuất Huyết là gì?

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Sốt Xuất Huyết là do Virus dengue với 4 loại chủng huyết thanh D1, D2, D3, D4 . Loại virus này được truyền từ cơ thể người bệnh vào cơ thể người bình thường bởi loài muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus làm trung gian truyền bệnh.

Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày, chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus lại được truyền cho muỗi.

Sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh có kháng thể chống lại sốt xuất huyết, nhưng chỉ có kháng thể chống lại loại virus đã gây ra bệnh mà thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi chủng virus khác.

Khi bị Sốt xuất huyết, sẽ xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng gì?

Sau khi bị muỗi đốt khoảng 1 – 2 tuần, người mắc bệnh thường sẽ bị sốt.

Và sau đó sẽ có 3 giai đoạn chính:

  1. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ:
  • Sốt: có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 40,5 độ C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Nhức đầu dữ dội, đau nhức cơ, khớp, đau sau hốc mắt
  • Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải
  • Buồn nôn và nôn, gan to ( hay gặp ở trẻ em hơn người lớn)
  • Da xuất hiện xung huyết hoặc có phát ban.

3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt, xuất hiện ban sốt xuất huyết trên cơ thể và sau đó 1-2 ngày ban xuất huyết giảm . Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

  1. Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu:
  • Sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ bị chảy máu cam, chảy máu ở nướu răng hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
  1. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue có sốc:
  • Đây là thể bệnh nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
  • Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh Sốt xuất huyết:

  • Bệnh nhân bị béo phì
  • Bệnh nhân có các bệnh nền
  • Bệnh nhân sau nhiễm Covid-19.

Cần làm gì để phòng tránh bệnh Sốt xuất huyết?

  • Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước có nước để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
  • Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng
  • Đổ hết nước trong các vật chứa đựng nước không cần thiết
  • Tránh để đồ đạc lộn xộn hoặc để nhiều đồ vào chỗ tối tạo tạo điều cho muỗi sinh sản; đặt bát nước muối ở các khe trong nhà
  • Mặc quần áo tay dài , sáng màu. Ngủ mùng buổi trưa.
  • Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Khi bị bệnh, cần điều trị như thế nào?

  • Bệnh Sốt xuất huyết không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị các triệu chứng để ngăn ngừa biến chứng nặng.
  • Cần phải giảm sốt, bù nước và chất điện giải cho người bệnh sốt xuất huyết để ngăn ngừa mất nước và cô đặc máu do sốt cao.
  • Cần phải theo dõi công thức máu để phát hiện sớm tình trạng có thể bị xuất huyết và các dấu hiệu tiền sốc của bệnh nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Đối với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện và chăm sóc tích cực để có thể phát hiện sớm các biến chứng như huyết áp thấp và chảy máu, như vậy có thể được truyền máu kịp thời thời nếu cần thiết.

 

Mỗi người chúng ta có thể mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời. Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan dù đã từng mắc bệnh trước đó. Trong thời điểm hiện nay, mỗi người đều cần phải cảnh giác trước những trường hợp sốt cao.

Các tin khác