Logo
BỆNH GÚT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

BỆNH GÚT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

Bệnh Gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric thường gặp, dẫn đến lắng đọng các tinh thể, monosodium urat ở tổ chức (bao hoạt dịch khớp, các tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận). Nếu được chẩn đoán,điều tị sớm và đúng cách sẽ làm cải thiện kết quả về lâu dài của bệnh cũng như làm giảm tần suất mới mắc của tàn phế do viêm khớp gút mạn

Bệnh gút có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh gút là bệnh mãn tính do đó phải điều trị và theo dõi suốt đời. Tuy nhiên nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách thì bệnh có kết quả về lâu dài khác tốt và có thể khống chế và han chế tối đa các đợt sưng đau khớp cấp và những biến chứng khác của bệnh.

Nếu không được chuẩn đoán và điều trị sớm hoặc điều trị không đúng, thì bệnh có thể gây sưng đau khớp thường xuyên, lâu ngày sẽ hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp, lệch trục khớp dẫn đến tàn phế, gây sỏi thận, suy thận và các ảnh hưởng khác do tác dụng phụ của thuốc như loét dạ dày, thiếu máu…

Điều trị bệnh Gút được chia làm hai phần:

Điều trị cắt cơn viêm cấp cần điều trị sớm, nhanh, mạnh và ngắn ngày để cắt cơn gút cấp, giảm sưng đau cho người bệnh và khống chế sớm tình trạng viêm khớp, mà nếu để kéo dài sẽ làm phá hủy khớp của người bệnh. Các thuốc được sử dụng để điều trị cơn gút cấp bao gồm: các thuốc kháng viêm non-steroid (như Diclofenac, Meloxicam,...),cortico-steroid (như prednison, methylpredniso-lone),và colchicine. Sự lựa chọn thuốc phụ thuộc vào các bệnh lý kèm theo (suy thận viêm loét dạ dày,...).

Điều trị duy trì: bao gồm có việc theo dõi điều trị, thay đổi lối sống, có thể kèm theo dùng thuốc làm hả acid uric máu (ví dụ như allopurinol, febuxostat,...) và phải duy trì liên tục mức này.

Người bệnh bị gút cần hạ acid uric máu đến mức bao nhiêu và phải điều trị đến bao giờ?

Mức acid uric máu mục tiêu cần đạt phải trong bệnh gút là <5-6mg/dl (300-360 μmol/l) Và phải duy trì liên tục mức này. Với những người bị gút mãn tính thì có thể hạ đến mức thấp hơn và những bệnh nhân phải dùng thuốc hạ acid uric máu đến suốt đời.

Những triệu chứng gợi ý bệnh gút.

Cơn viêm khớp Đầu tiên thường xảy ra ở nam giới từ 40 – 60 tuổi và có thể gặp ở phụ nữ sau mãn kinh.

Một số bệnh nhân có thể tự nhận biết thấy triệu chứng trước khi khởi phát gút cấp như: cảm giác tê, ngứa, dị cảm, hoặc cứng khớp ở ngón chân cái hoặc tại khớp sẽ bị viêm sau đó; hoặc một số triệu chứng khác không đặc biệt như: mệt mỏi, đau bụng, rối loạn đi tiểu. Đây là thời điểm tốt để điều trị phòng ngừa xuất hiện cơn gút cấp.

Ở đa số bệnh nhân, cơn gút cấp đầu tiên thường khởi phát đột ngột vào ban đêm và trong vài giờ đầu sau khi khởi phát, khớp viêm sẽ sung, nóng, đỏ, sậm màu và tăng nhạy cảm đau ở các khớp lớn như khớp cổ chân, khớp gối thường kèm theo tràn dịch khớp.

Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 đến 48h và khớp thường đau dữ dội vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, có thể làm người bệnh mất ngủ nếu không điều trị và thường tự khỏi vào khoảng 3 đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị, thì càng về sau những đợt cấp sẽ xuất hiện thường hơn, cơn kéo dài hơn, ảnh hưởng nhiều khớp hơn (cả khớp chi trên),tính chất khớp viêm sẽ không còn điển hình như lúc đầu. Các triệu chứng toàn thân kèm theo: mệt mỏi, ăn kém, sốt cao, lạnh run,…

Phân bố các vị trí khớp bị ảnh hưởng

85% đến 90 % cơn đau sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp bàn ngón cái (khoảng 50%). Kế tiếp là các khớp khác theo thứ tự là mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay ta khủyu.

Gút cấp là một bệnh ở chi dưới nhưng sau cùng thì bất cứ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Những người nào dễ bị mắc bệnh gút?

-               Nam giới tuổi trung niên 40 đến 60 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh.

-               Uống nhiều rượu bia.

-               Béo phì, hội chứng chuyển hóa.

-               Tăng acid uric máu kéo dài.

-               Tiền căn gia đình mắc bệnh gút.

-               Sử dụng lâu dài các thuốc làm tăng acid uric máu.

Bệnh gút có di truyền không?

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 40 % người bệnh gút có yếu tố gia đình, do đó nếu cha của bạn bị bệnh gút thì bạn cũng có thể bị bệnh gút, đặc biệt nếu bạn cũng là nam giới.

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh chúng ta phải có một lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, nếu quả cân hay rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp thì cũng phải tậ thể dục đều đặn để giảm cân và chế độ ăn uống hợp lý để điều chỉnh các tối loạn trên.

Nếu có bệnh lý khác phải sử dụng các thuốc có thể gây tăng acid uric máu như lợi tiểu, aspirin,… thì phải được theo dõi.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người mắc bệnh gút.

-    Hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin như phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại hải sản, đậu hạt có hàm lượng đạm cao.

Tránh sử dụng rượu bia.

-  Ăn nhiều rau xanh và trái cây.

-  Nên uống nhiều nước đặc biệt nước khoáng có kiềm.

-  Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh căng thẳng.

-  Tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như lợi tiểu, aspirin liều thấp và corticoid kéo dài.

-  Điều trị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng…

------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02513 988 888. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

-------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Hotline: 02513.988.888 - 80034

1054 Quốc Lộ 51, P.Long Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

FaceBook: https://www.facebook.com/shingmarkhospital

 

Sức Khỏe của bạn - Trách nhiệm của chúng tôi

Các tin khác