Logo
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NỖI ÁM ẢNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG HIỆU QUẢ

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NỖI ÁM ẢNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG HIỆU QUẢ

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn

Theo ThS.BS Trương Bảo Anh Thy – Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đại Học Y Dược Shing Mark đã chứng kiến rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải chịu đựng những biến chứng nặng nề do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gây ra. “Nhìn vào ánh mắt lo lắng, hoang mang của họ, Bác luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này.”

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Cấp tính: nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu

- Mạn tính

  • Biến chứng tim mạch: bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên.
  • Biến chứng thần kinh: bao gồm tê bì, ngứa ran, đau nhức, tổn thương thần kinh.
  • Biến chứng thận: có thể dẫn đến suy thận.
  • Biến chứng mắt: có thể dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:

- Tiểu đường type 1: do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

- Tiểu đường type 2: do cơ thể đề kháng với insulin hoặc do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.

- Yếu tố nguy cơ: bao gồm gene, tiền sử gia đình, béo phì, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh…

Triệu chứng:

- Đi tiểu nhiều

- Uống nhiều nước

- Cảm thấy đói thường xuyên

- Sút cân

- Mờ mắt

- Nhiễm trùng da và nấm

- Vết thương lâu lành

Phòng ngừa:

- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đái tháo đường type 2.

- Tập thể dục thường xuyên: Ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ngọt. Ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt..

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường

Chẩn đoán và điều trị:

- Chẩn đoán: Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, HbA1c, hoặc làm test dung nạp glucose.

- Điều trị: Mục tiêu của điều trị là kiểm soát lượng đường trong máu đạt mục tiêu. Có nhiều phương pháp điều trị đái tháo đường, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống và tập luyện: Kiểm soát cân nặng thực hiện chế độ ăn và tập luyện cho người đái tháo đường
  • Đái tháo đường type 1: tiêm Insulin
  • Đái tháo đường type 2: Thuốc kích thích thụ thể GLP 1, Insulin, thuốc viên… tuỳ theo từng  cá thể bệnh nhân, bệnh đồng mắc.

Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Hãy thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

Khoa Nội Tổng Hợp - Bệnh viện ĐHYD Shing Mark với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm luôn là địa chỉ đáng tin cậy, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ngoài chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở tiện nghi, bệnh viện còn sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho việc khám và điều trị cho bệnh nhân.

     
      BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

 

Các tin khác