Logo
THÔNG TIN VỀ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG - TRỰC TRÀNG

THÔNG TIN VỀ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG - TRỰC TRÀNG

Nội soi đại tràng và trực tràng ? đối tượng cần làm nội soi? các điều cần lưu ý khi nội soi?

1.     Nội soi đại tràng – trực tràng là gì?

Nội soi đại – trực tràng là phương pháp thăm khám trực tiếp phần dưới của đường tiêu hóa (bao gồm manh tràng, đại tràng tăng dần, đại tràng ngang, đại tràng giảm dần, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn) thông qua hậu môn với ống nội soi mm nhỏ có đường kính 1 cm. Bác sĩ có thể biết được những bất thường ở bên trong đại tràng thông qua những hình ảnh hiển thị trên màn hình.

-          Các bệnh lý viêm niêm mạc đại–trực tràng

-          Phát hiện các polyp trong đại-trực tràng

-         Phát hiện các tổn thương có thể dẫn đến ung thư đại-trực tràng.v.v… .

Từ đó Bác sỹ có được kết quả  nội soi và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điu trị thích hợp.

Có 2 phương pháp nội soi đại tràng: nội soi gây tê cục bộ và nội soi gây mê toàn thân ( phương pháp nội soi không đau).

2.     Tại sao phải làm nội soi đại- trực tràng?

Ống tiêu hóa là cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, bằng phương pháp nội soi bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương như: phát hiện viêm hoặc loét ở đại- trực tràng do vi khuẩn, do lao, do nấm, …

-         Phát hiện một số bệnh có tính chất gia đình, bệnh tự miễn, Polyp, viêm hoặc loét đại- trực tràng xuất huyết,v.v…

-         Phát hiện và thực hiện sinh thiết chẩn đoán với u, polype, ung thư  trực tràng;

-         Chẩn đoán trĩ và xác nhận giai đoạn của trĩ.

-         Cắt, đốt polyp đại-trực tràng để phòng biến chứng xuất huyết do ung thư.

-         Cầm máu và thắt búi trĩ, …

3.     Đối tượng cần làm nội soi đại – trực tràng?

Chỉ định nội soi đại-trực tràng là hạng mục kiểm tra thường gặp. Hầu như tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đ vđường tiêu hóa đu phải nội soi. Các lý do hay gặp nhất là:

        Có rối loạn đại tiện:

-         Đi ngoài phân đen (nội soi dạ dày bình thường);

-         Đi cầu ra máu (chưa rõ nguyên nhân)

-         Tiêu chảy  kéo dài không rõ nguyên nhân;

-         Tiêu  chảy cấp tính;

-         Táo bón, đi ngoài bất thường (hình dẹt, có lẫn máu…).

-         Đau bụng và đại tiện bất thường.

-         Thiếu máu không rõ nguyên nhân.

-         Soi kiểm tra định kđối với bệnh nhân có polyp, ung thư đại tràng.

-         Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.

-         Nội soi để kiểm tra , theo dõi sau khi cắt polyp.

-         Nội soi tầm soát ung thư.

4.      Nội soi đại - trực tràng có nguy hiểm không?

-         Nội soi đại – trực tràng gây tê cục bộ là 1 hình thức nội soi rất an toàn và rất ít rủi ro. Những vấn đ thường gặp là đau bụng nhẹ , còn các trường hợp thủng hay rối loạn tim mạch rất hiếm gặp. Nó là 1 hình thức kiểm tra mang tính an toàn, cho nên phòng khám cũng có thể cho chỉ định nội soi mà không cần phải nhập viện.  

-         Đối với nội soi gây mê làm người bệnh không có cảm giác đau đớn, khó chịu trong khi soi. Do thời gian gây mê ngắn, sử dụng thuốc liu thấp, bệnh nhân sẽ tỉnh táo ngay khi kết thúc quá trình soi, không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay sức khỏe.Ưu điểm của hình thức nội soi này là:  thao tác thực hiện thuận tiện, chính xác, nhanh chóng, không gây tổn thương đến niêm mạc bệnh nhân, làm cho hình ảnh nội soi rõ nét hơn, chi tiết, chính xác.

5.      Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi nội soi đại-trực tràng?

a.     Đối với bệnh nhân nội soi trực tràng

 Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn, uống.  Khi có chỉ định nội soi, chỉ cần thụt tháo cho bệnh nhân 1 tube thuốc vào hậu môn,  sau khi thụt bệnh nhân nhịn đi ngoài khoảng 10-15 phút( Nếu nhịn càng lâu càng tốt). Sau khi bệnh nhân đi ngoài xong sẽ tiến hành nội soi.

b.    Đối với Bệnh nhân nội soi đại tràng

Bệnh nhân ăn cháo chiu ngày hôm trước, và sáng ngày hôm sau mới uống thuốc xổ. Thời gian uống thuốc xổ chuẩn bị cho nội soi thường khoảng 4-5 tiếng.  

Cách dùng thuốc xổ  GOLISTIN SODA  45ml ( Thể tích chai 285ml)

-  Cho thêm nước vào chai thuốc tới vạch dấu (có chứa 45ml thuốc). Sau đó uống một lần hết chai

- Khoảng  15-20 phút sau, uống  1 chai nước lọc( sử dụng lại vỏ của chai thuốc đđựng nước )

- 30 phút tiếp theo, uống 1 chai nước lọc ( sử dụng lại vỏ của chai thuốc  đđựng nước )

- 30 phút tiếp theo, uống 1 chai nước lọc ( sử dụng lại vỏ của chai thuốc đđựng nước )

Tổng số lần uống nước sau khi uống thuốc là 3 lần

Tổng  thể tích nước uống sau 3 lần khoảng  1,7 lít.

Sau khi Bệnh nhân uống thuốc và đi vệ sinh ít nhất 5 đến 6 lần là có thể tiến hành nội soi được.

  

 

Dịch vụ khác