Logo
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH (CT)

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH (CT)

Những vấn đề đặc biệt cần chú ý, Rủi ro trong xử lý y khoa khi chụp cắt lớp Vi tính (CT)

I.                  Những vấn đề đặc biệt cần chú ý:

1.     Đối với những đối tượng dự kiến tiêm thuốc cản quang, trước khi thực hiện vui lòng nhịn ăn trên 4 tiếng, vẫn có thể uống thuốc hàng ngày (Ví dụ: thuốc cao huyết áp và thuốc tim mạch),nhưng thuốc tiểu đường tạm thời ngưng uống, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn kẹo để tránh đường huyết quá thấp.

2.     Ngày chụp vui lòng mặc quần áo không có kim loại, đồng thời tháo bỏ những đồ trang sức kim loại để làm giảm vấn đề kim loại nhiễu ảnh.

3.     Máy chụp này có bức xạ ion hóa, bệnh nhân có khả năng đang mang thai vui lòng chú ý. Đối với những bệnh nhân có sức khỏe yếu hoặc cần tiêm thuốc cản quang thì phải có người thân đi cùng.

4.     Bảy ngày sau khi chụp, vui lòng tự hẹn đăng ký phòng khám hoặc dựa theo thời gian bác sỹ hẹn quay về phòng khám để xem kết quả chụp.

5.     Đối với bệnh nhân có dự tính tiêm thuốc cản quang phải có giá trị creatinine huyết thanh trong vòng ba tháng. Vui lòng đảm bảo hoàn thành xét nghiệm máu trong vòng ba tháng trước khi chụp. Đối với bệnh nhân không tiện đến bệnh viện chúng tôi để làm xét nghiệm, có thể mang theo kết quả xét nghiệm chính thức về giá trị creatinine huyết thanh trong vòng ba tháng của bệnh viện khác hoặc cơ quan xét nghiệm y tế để tham khảo trong ngày chụp. Đối với bệnh nhân nội trú và bệnh nhân cấp cứu, nếu có khả năng thay đổi chức năng thận ngắn hạn hoặc cấp tính theo phán đoán của bác sĩ, nên xác nhận lại giá trị creatinine huyết thanh trong vòng ba ngày trước khi chụp.

6.     Đối với bệnh nhân có dự tính tiêm thuốc cản quang, vui lòng thông báo rõ ràng cho các bác sĩ đã ra chỉ định và các nhân viên chụp cắt lớp vi tính về các tiền sử bệnh sau đây: chức năng thận không tốt, bệnh cường giáp, u tủy thượng thận,  bệnh nhược cơ nặng, có tiền sử dị ứng với thuốc và thuốc cản quang.

7.     Lợi ích xử lý y khoa: Cung cấp cho bác sĩ lâm sàng những điều cần thiết cho việc đánh giá tiến trình của bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân có thể phối hợp, tỉ lệ thất bại thấp hơn 1%, có thể có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào vị trí và phương thức thực hiện.

II.         Rủi ro trong xử lý y khoa:

           Tác dụng phụ có thể có của thuốc cản quang:

1.     Dị  ứng thuốc nhẹ bao gồm cảm giác ấm, nóng, buồn nôn, chóng mặt, hắt xì, thường sẽ bị mất dần trong một thời gian ngắn. Đối với những người bị dị ứng, có thể sẽ bị các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ ở da, mề đay, lạnh run...Dị ứng nghiêm trọng gồm phù họng, suyễn, hạ huyết áp, sốc suy tim phổi và đột tử...( Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng một trên 100.000). Mức độ phản ứng bất lợi đối với mỗi lần tiêm thuốc cản quang sẽ khác nhau. Nếu như có tiền sử dị ứng, vui lòng thông báo cho bác sỹ biết tình trạng và loại thuốc điều trị dị ứng của bạn.

2.     Một số ít bệnh nhân sẽ bị sưng đau tĩnh mạch, vui lòng không chườm nóng; Nếu có tình trạng khó chịu, vui lòng quay trở về phòng khám ban đầu hoặc đăng ký vào cấp cứu để xử lý.

3.     Bệnh nhân bị bệnh cường giáp, u tủy thượng thận,  bệnh nhược cơ nặng…Nếu bệnh nhân tiêm thuốc cản quang vào, bệnh có thể bị nặng hơn. Vui lòng báo cho bác sỹ biết,  dùng biện pháp dự phòng lúc cần thiết.

4.     Đối với bệnh nhân có chức năng thận không tốt, giá trị creatinine huyết thanh gần bằng hoặc bằng 2.0mg/dL, nhưng những bệnh nhân không lọc máu, nếu không có giới hạn đặc biệt về yêu cầu lâm sàng của nước, khuyến cáo người lớn vào 12 giờ trước khi chụp nên bắt đầu bổ sung nước từ từ với tốc độ ở mức 100 ml mỗi giờ, đồng thời kéo dài đến 12 giờ sau khi chụp (phần này không phải nhịn ăn trước khi chụp). Trong trường hợp bệnh nhân có giá trị creatinine huyết thanh lớn hơn 2,0 mg/dL, tiêm thuốc cản quang sẽ làm tăng nguy cơ lọc máu ngắn hạn hoặc suốt đời.   

5.     Đối với bệnh nhân có chức năng thận không tốt, nên ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết metformin trong 48 giờ trước khi thực hiện chụp hoặc điều trị có thuốc cản quang, đồng thời sau khi tiêm thuốc cản quang 48 giờ phải xác nhận chức năng thận tốt thì mới có thể bắt đầu sử dụng lại, để tránh nhiễm axit lactic. Đối với vấn đề có cần ngưng thuốc hay không, vui lòng xác nhận lại với bác sỹ lâm sàng của quý khách.

6.     Một số ít bệnh nhân sau khi bắt đầu tiêm thuốc cản quang xong, xảy ra tình trạng thuốc cản quang rò rỉ đến mô hoặc cơ dưới da ( xác suất khoảng 0.7%),mà còn gây đau, sưng đỏ vùng. Hầu hết sưng và đau dưới da sẽ biến mất sau vài ngày với sự hấp thụ của thuốc cản quang.Chỉ có một số ít bệnh nhân bị viêm nặng, loét và phản ứng chèn ép dây thần kinh cục bộ, mà cần nằm viện để quan sát, điều trị ngoại khoa hoặc ghép da. Các yếu tố rủi ro cho rò rỉ thuốc cản quang bao gồm: tri giác không rõ ràng, kích động,  phù da, mạch máu nhỏ…

Dịch vụ khác