Logo
CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

Những vấn đề cần chú ý trước khi chụp MRI, Lợi ích đối với việc tiếp nhận phẫu thuật / xử lý y khoa ,Rủi ro trong phẫu thuật / xử lý y khoa

      I.       Những vấn đề cần chú ý trước khi chụp MRI:

1.     Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc hạ đường huyết cho bệnh tiểu đường, bệnh nhân có khả năng đang mang thai và bệnh nhân một tháng qua đã thực hiện kiểm tra dạ dày đại tràng có sử dụng Barium, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, vui lòng chủ động báo với bác sỹ phòng khám.

2.     Thời gian quét khoảng 20-30 phút, nếu như bệnh nhân nào không thể nằm yên, vui lòng thảo luận trước với bác sỹ phòng khám. 

3.     Ngày chụp vui lòng không trang điểm, không dùng  keo vuốt tóc, để tránh bị ngứa và bị nhiễu ảnh trong lúc chụp.

4.     Vui lòng không đeo những món đồ có giá trị, đồ trang sức kim loại (Ví dụ: Phụ kiện tóc, kẹp tóc, bông tai...),vật có tính từ (Ví dụ:Thẻ tài chính, đồ điều khiển từ xa...)

5.     Đối với những bệnh nhân trước đây đã trải qua phẫu thuật tim hoặc mạch máu, đặt thiết bị có bộ điều chỉnh nhịp tim, kẹp kim loại phình động mạch, ống kim loại cắt khí hoặc có đinh xương, tấm thép kim loại trong cơ thể...trước tiên nên thông báo cho nhân viên y tế của phòng chụp biết.

6.     Đối với bệnh nhân nếu tình trạng bệnh yêu cầu, bác sĩ đánh giá phải tiêm thuốc cản quang có chứa gadolinium, trước một ngày phải có giá trị xét nghiệm creatinine huyết thanh trong vòng ba tháng. Đối với bệnh nhân nội trú và bệnh nhân cấp cứu, nếu theo phán đoán của bác sĩ tình trạng bệnh này có thể dẫn đến suy thận cấp tính, nên xác nhận lại giá trị creatinine huyết thanh trong thời gian ngắn trước khi chụp.

7.     Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc dị ứng với thuốc, suy thận từ mức độ trung bình đến nặng và từ chối sử dụng thuốc cản quang, nên báo trước cho nhân viên y tế phòng chụp.

   II.            Lợi ích đối với việc tiếp nhận phẫu thuật / xử lý y khoa này:

hỗ trợ chẩn đoán của bác sỹ lâm sàng, theo dõi thương tổn và đánh giá hiệu quả điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân có thể phối hợp, tỉ lệ thất bại thấp hơn 1%, có thể có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào vị trí và phương thức thực hiện.

III.            Rủi ro trong phẫu thuật / xử lý y khoa:

nếu tình trạng bệnh yêu cầu, cần tiêm một loại thuốc cản quang có chứa Gadolinium để cho hình ảnh của tổn thương được hiển thị rõ ràng hơn. Thuốc cản quang này hòa tan trong nước và không chứa iốt. Do đặc thù của cơ thể mà tạo nên phản ứng không tốt của các thuốc cản quang như nổi mề đay, nôn mửa, chuột rút, đau đầu và buồn nôn,… xác suất đó là khoảng hai phần 10 000 (Thống kê 2 triệu người). Chỉ có rất ít trường hợp đã chết vì dị ứng thuốc hoặc xơ hóa hệ thống thận (NSF). Đối với bệnh nhân có chức năng thận không tốt và giá trị creatinine huyết thanh bằng hoặc lớn hơn 2,0 mg / dL, cho dù có đang lọc máu hay không, đều không nên tiêm thuốc cản quang. Vui lòng thảo luận với bác sĩ của quý khách. Phụ nữ đang cho con bú sau khi được tiêm thuốc cản quang có chứa Gadolinium, sữa sẽ tạm thời có chứa Gadolinium, nhưng sẽ không được ruột hấp thụ. Thông thường nên tiếp tục cho con bú. Nếu bạn nghi ngờ, bạn có thể cho con bú sau khi tiêm thuốc cản quang 24 giờ.

Dịch vụ khác