Logo
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (Enterovirus)- BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ TRIỆU CHỨNG

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (Enterovirus)- BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ TRIỆU CHỨNG

Theo như chu kỳ hàng năm, số ca mắc tay chân miệng thường đạt đỉnh đợt thứ nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và đợt dịch thứ hai rơi vào khoảng độ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ lây lan của bệnh khá nhanh, đôi khi trở nên nguy hiểm với các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... nguy cơ bé có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm.

1. Bệnh tay, chân, miệng là gì?

Enterovirus là một thuật ngữ chung chỉ một nhóm các virus RNA nhỏ bao gồm hơn 70 loại virus, như là Coxsackieviruses A, Coxsackieviruses B, polaguiruses, echoviruses và enterovirus.

2. Dịch bệnh tay, chân, miệng thường diễn ra khi nào?

Bệnh tay, chân, miệng thường trở thành dịch bệnh vào mùa hè và đầu mùa thu trên toàn thế giới. Bởi vì Việt Nam nằm ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, nên dịch bệnh có thể diễn ra quanh năm. Theo thống kê, tháng 5 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10 là hai mốc thời gian xảy ra dịch lớn nhất năm.

3. Bệnh tay, chân, miệng lây lan như thế nào?

Bệnh tay, chân, miệng có thể được tìm thấy trên dịch tiết đường hô hấp (ví dụ như nước bọt, đờm và nước mũi) và phân của người bị nhiễm bệnh. Mọi người có thể bị nhiễm trùng do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt hoặc đối tượng bị nhiễm virut. Virut có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.

Trẻ nhỏ thường bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người lớn, những người có thể không có triệu chứng nhưng vẫn mang một số virut. Họ cũng có thể bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm bị ô nhiễm bởi các chất có chứa virut. Đồ chơi của trẻ nhỏ là trung gian gây bệnh cho trẻ, đặc biệt là đồ chơi có lông (gấu bông) không được làm sạch thường xuyên, dẫn đến nguy cơ gây bệnh cao hơn bởi mầm bệnh tiềm ẩn trong đồ chơi.

Vài ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân bị nhiễm virut có thể truyền virut cho người khác và đỉnh điểm lây nhiễm xảy ra trong vòng một tuần kể từ khi phát bệnh. Virut có thể được tìm thấy cả trong cổ họng và phân. Bệnh nhân có thể bài tiết virut trong phân trong vài tuần. Bệnh tay, chân, miệng lan truyền dễ dàng giữa các thành viên trong gia đình và tỷ lệ lây nhiễm đặc biệt cao ở những khu vực công cộng, đông người.

4. Triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng?

Thời gian ủ bệnh khoảng 2-10 ngày. Hầu hết những người nhiễm bệnh không có hoặc có các triệu chứng rất nhẹ. Hầu hết bệnh nhân sẽ tự phục hồi hoàn toàn tự nhiên sau một vài ngày.

Các triệu chứng đặc trưng bao gồm mụn nước và loét trong khoang miệng, mụn nước hoặc nổi mẩn ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, và phải thường xuyên theo dõi nếu bệnh nhân sốt. Quá trình phát bệnh thường là 7-10 ngày. Một số các trường hợp có thể phức tạp hơn có thể dẫn đến viêm màng não vô khuẩn, viêm não, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi và liệt.

5. Khi nào thì phải gặp bác sĩ ngay lập tức?

Các triệu chứng như "buồn ngủ cực độ", "giật cơ" liên quan đến sự co thắt cơ bắp đột ngột của toàn cơ thể và "nôn mửa liên tục" có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Những trường hợp như vậy nên được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Cần chú ý đặc biệt đến trẻ nhỏ trong vòng 5 ngày đầu tiên của bệnh vì các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Bệnh nhân cũng nên đến bệnh viện ngay lập tức trong trường hợp sốt kéo dài, giảm hoạt động, khó chịu, rối loạn ý thức, hôn mê, cứng cổ, tê liệt chân tay, co giật, khó thở, tăng nhịp tim hoặc nhịp tim không đều.

6. Những đứa trẻ dị dạng sẽ được sinh ra nếu như người mẹ bị bệnh tay, chân, miệng trong quá trình mang thai có phải không?

Không có bằng chứng cho rằng Bệnh tay, chân, miệng xảy ra ở thai phụ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh của em bé. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn là không thể loại trừ và phụ nữ mang thai nên tránh bị nhiễm bệnh.

7. Bệnh tay, chân, miệng có thuốc đặc trị không?

Hiện tại không có loại thuốc nào đặc trị Bệnh tay, chân, miệng. Quá trình điều trị chủ yếu là để hỗ trợ và  làm giảm bớt sự khó chịu từ bệnh gây ra.

8. Bệnh nhân nhiễm Bệnh tay, chân, miệng có nguy cơ sẽ mắc bệnh lại không?

Có hơn 70 loại virut trong nhóm virut gây ra Bệnh tay, chân, miệng. Người đã mắc bệnh sẽ có được khả năng miễn dịch lâu dài sau khi mắc Bệnh tay, chân, miệng và sự miễn dịch đó có thể kéo dài trong vài thập kỷ. Tuy nhiên, một người mắc bệnh Tay, chân, miệng có thể do một số loại virut trong nhóm gây ra. Do đó, một số người có thể bị bệnh tay chân miệng hoặc bệnh viêm loét miệng nhiều lần.

9. Tỷ lệ tử vong của bệnh Tay, chân, miệng?

Hầu hết những bệnh nhân bị nhiễm Bệnh tay, chân, miệng có rất nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Tay, chân, miệng được ước tính là từ 1 / 100.000 đến 1 / 10.000 trong đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên ở Đài Loan vào năm 1998. Nói cách khác, sau khi bị nhiễm bệnh, hơn 99,9% bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra một đợt chấn động khá lớn ở Đài Loan vì tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh nhiễm virut thông thường khác. Do đó, bắt buộc phải có sự hiểu biết thấu đáo về Bệnh Tay. Chân, miệng và các đường lây truyền của chúng để giảm nguy cơ mắc bệnh.

10. Làm thế nào để ngăn ngừa Bệnh tay, chân, miệng?

Hiện tại không có vắc-xin phòng chống Bệnh tay, chân, miệng ngoại trừ vi-rút bại liệt. Do đó, rửa tay thường xuyên và đúng cách, áp dụng các thói quen vệ sinh cá nhân tốt là các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh.

(1) Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên.

(2) Làm sạch đồ chơi thường xuyên và không cho chúng vào miệng.

(3) Hạn đến các khu vực công cộng, đông người để tránh mắc bệnh.

(4) Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong khi mắc bệnh và nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

(5) Theo dõi việc làm sạch và dọn dẹp vệ sinh của ngôi nhà.

(6) Luôn rửa tay trước khi chạm vào trẻ em.

(7) Tất cả người lớn và trẻ em nên giữ vệ sinh.

 11. Cách sử dụng chất tẩy trắng quần áo làm chất khử trùng?

Ê – ta – nôn (cồn) không thể tiêu diệt loại virut này!!!

Để khử trùng bề mặt hoặc đồ chơi: pha 200 ml dung dịch tẩy trắng quần áo với 10 lít nước. Sử dụng dung dịch này để lau bề mặt tiếp xúc hoặc ngâm đồ chơi trong 30 phút. Sau khi lau sạch các bề mặt và dụng cụ bằng dung dịch này, 10 phút sau, các bề mặt và dụng cụ cần được lau lại bằng nước sạch để khử trùng hoàn toàn.

Để vệ sinh đồ chơi cỏ thể bỏ vô miệng hoặc dụng cụ ăn uống: nên sử dụng 10 ml dung dịch tẩy trắng quần áo pha với 1 lít nước và ngâm trong 2 phút, sau đó đem đi phơi khô, và rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng/ chơi hoặc sử dụng để ăn uống.

Dịch vụ khác